Vì sao nói củ khoai nưa có thể thải độc, thanh lọc cơ thể và giảm cân hiệu quả?
Những công dụng tuyệt vời từ củ khoai nưa
Tác dụng giảm cân
Cây khoai nưa thường được dùng trong nấu ăn với các cách chế biến tương đối đa dạng. Ngoài công dụng dùng làm nguyên liệu ẩm thực ra thì củ khoai nưa còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Theo các chuyên gia khuyến cáo trên Sohu, khoai nưa giúp tống khứ “rác thải” trong cơ thể, đặc biệt là hỗ trợ rất tốt cho người muốn giảm cân. Chất xơ thực vật phong phú trong khoai nưa có tác dụng bảo vệ dạ dày, làm sạch đường ruột, thúc đẩy nhu động cơ quan tiêu hóa giúp bạn có chế độ ăn uống và hấp thu tích cực hơn.
Đồng thời, khoai nưa còn rút ngắn thời gian thức ăn ở lại trong đường ruột, giúp đại tiện có quy luật, giảm gánh nặng cho dạ dày và ruột. Từ những công hiệu này mà củ khoai nưa cũng góp phần làm giảm mỡ thừa tích tụ trong cơ thể gây béo phì.
Giảm cholesterol
Thành phần konjac glucomannan trong khoai nưa có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol, hạn chế nguy cơ hấp thu quá nhiều cholesterol và axit mật ở ruột non, từ đó làm sạch máu huyết. Ngoài ra, chất xơ có tính hòa tan trong loại củ này cũng giúp cân bằng đường trong máu hiệu quả.
Nâng cao khả năng miễn dịch
Konjac Glucomannan, chất xơ và khoáng chất phong phú trong củ khoai nưa còn giúp cơ thể nâng cao khả năng chống lại bệnh tật. Trong đó, Konjac Glucomannan có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của các tế bào ung thư, còn chất xơ thực vật lại kích thích cơ chế chống lại tế bào ung thư.
Vì vậy có thể nói, một trong những công dụng của củ khoai nưa chính là phòng ngừa và hỗ trợ trong điều trị các bệnh ung thư.
Phòng ngừa bệnh tim và mạch máu
Hàm lượng Mucoprotein phong phú trong khoai nưa còn giúp ức chế nguy cơ tăng cholesterol quá cao trong máu, góp phần làm sạch huyết quản, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch v.v…
Hai cách chế biến khoai nưa vừa ngon vừa khỏe mạnh
Nước ép khoai nưa và mật ong
Lấy 30gr khoai nưa đem rửa sạch, xắt miếng nhỏ, cho vào máy ép lấy nước cốt. Nấu nước khoai nưa với lửa nhỏ cho đến khi dung dịch sền sệt lại, cho mật ong vừa khẩu vị và mỗi ngày uống hai muỗng vào sáng sớm khi bụng đói.
Cách chế biến này thích hợp với người bị táo bón lâu ngày không khỏi. Bạn nên kiên trì uống đều đặn mỗi ngày một lần đến khi tình trạng đại tiện thuận lợi hơn là được.
Cháo khoai nưa
Dùng 250gr gạo trắng vo sạch, cho vào nồi chung với 200gr khoai nưa khô, thêm nước vừa đủ và nấu chín thành cháo. Mỗi ngày chỉ cần ăn một lần sẽ có tác dụng cho người bị suy nhược cơ thể. Món cháo khoai nưa giúp kiện tỳ ích vị, bồi bổ và nâng cao hệ miễn dịch.
Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng củ khoai nưa
Trước khi nấu, bạn nên rửa khoai nưa trong nước muối loãng để loại bỏ lớp bột CaO (canxi bị oxi hóa) trên bề mặt củ khoai.
Ngoài ra, khoai nưa tươi thường có chứa độc tố nên dù là chế biến món nào cũng phải nấu chín kỹ.
Người đang bị chứng tiêu hóa kém không nên ăn quá nhiều khoai nưa, đặc biệt người có bệnh về da không nên ăn.
Khoai nưa thuộc nhóm thực vật có tính hàn nên lúc đang bị cảm lạnh cũng không thích hợp dùng.
Nguồn:
http://www.sohu.com/a/281713293_102261?_f=index_chan24news_49
https://m.wsm.cn/shenghuo/meishi/23335.html
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...