Vì sao nên sinh con trước tuổi 35?
Cơ hội thụ thai giảm dần theo độ tuổi
Ths.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), cho biết hiện nhiều cặp vợ chồng sinh con muộn do muốn kéo dài cuộc sống hôn nhân, xây dựng nền tảng kinh tế hoặc chuẩn bị đầy đủ tâm lý, kiến thức trong việc nuôi dạy con... Tuy nhiên, độ tuổi sinh con phù hợp là yếu tố quan trọng, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Theo bác sĩ, đàn ông ở tuổi nào cũng có thể sản sinh ra tinh trùng tốt nhưng phụ nữ thì buồng trứng già hóa theo tuổi. Tuổi càng cao chất lượng trứng càng kém và số lượng trứng ít khiến việc thụ thai gặp nhiều khó khăn.
Từ 20 đến 30 tuổi là giai đoạn buồng trứng chín muồi và hoạt động tốt nhất nên tỷ lệ cho ra nang trứng tốt sẽ cao hơn. Do đó, phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi 20 - 30, tối đa 35 tuổi để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, giảm tỷ lệ thai bất thường, vô sinh và tăng khả năng đậu thai.
Hơn nữa, ở tuổi này, sức khỏe phụ nữ tốt nên những tai biến gặp trong sản khoa và bệnh lý thai kỳ ít hơn như đái tháo đường thai kỳ hoặc tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật... Sức khỏe sản phụ tốt giảm tình trạng chảy máu sau sinh do tầng sinh môn không còn mềm mại, cuộc đẻ thuận lợi, giảm tỷ lệ mổ lấy thai do sức khỏe người mẹ đảm bảo.
“Trường hợp mang thai sau tuổi 35 có thể gặp nhiều khó khăn, thậm chí đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé”, bác sĩ Thành khuyến cáo.
Phụ nữ sinh con sau 35 tuổi cần lưu ý gì?
Theo vị bác sĩ, phụ nữ mang thai, đặc biệt mang thai muộn sau 35 tuổi cần lưu ý nhiều điều để đảm bảo sức khỏe bản thân và thai nhi khỏe mạnh.
Thứ nhất, người phụ nữ nên khám sức khỏe trước khi dự định mang thai để xem đủ điều kiện, sức khỏe làm mẹ hay không. Nếu không đủ sức khỏe thì không nên cố mang thai mà cần được tư vấn các biện pháp tránh thai tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn trên mẹ có bệnh lý nền nặng.
“Phụ nữ lớn tuổi thường có nhiều bệnh nền. Do đó, người bệnh cần được khám sàng lọc các bệnh lý như cơ xương khớp, tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Chỉ khi các bệnh lý ổn định và đủ điều kiện mang thai thì cần được phối hợp hội chẩn điều trị bởi các bác sĩ nội khoa và sản khoa”, bác sĩ Thành nói.
Thứ hai, trong quá trình mang thai phải sàng lọc dị tật, đồng thời theo dõi chặt chẽ cả quá trình thai kỳ.
Thứ ba, phụ nữ mang thai nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Bác sĩ Thành khuyến cáo độ tuổi mang thai tốt nhất của phụ nữ là dưới 35 tuổi. Nên cố gắng mang thai trong vòng 1 năm sau khi kết hôn, nếu không có thai thì nên đi khám hiếm muộn.
Với những phụ nữ trên 35 tuổi, nếu trong vòng 6 tháng cố gắng mang thai mà không đạt kết quả nên đi khám hiếm muộn.
Có phải phụ nữ ngực to do động chạm nhiều? Nam giới càng làm một việc này chị em càng...
Có tin đồn ngực phụ nữ có thể to hơn nhờ massage hoặc xoa bóp nhiều khi quan hệ, điều này liệu có chính xác?
Thử ăn 4 thứ được đồn tạo mùi "vùng kín", cặp uyên ương nhận được kết quả bất ngờ khi...
Mặc dù không có nghiên cứu khoa học chính xác nào khẳng định rằng ăn uống có thể làm thay đổi mùi vị của "vùng kín" nhưng điều đó vẫn không ngăn được vô số tin đồn và suy đoán, chẳng hạn ăn dứa khiến "vùng kín" thơm như trái cây còn ăn tỏi sẽ gây ra mùi vì khó chịu.
Người vợ Sài Gòn 10 năm chưa biết "lên mây" là gì, mỗi lần quan hệ đều ám ảnh nghe...
Mỗi lần gần gũi đều thấy nhạt và chẳng hề biết đến cảm giác đạt đỉnh là gì nhưng khi chồng hỏi "em khoái không", chị Oanh lại gật đầu lia lịa.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.