Vì sao nên ăn trứng vịt lộn với rau răm?
Dược sĩ dinh dưỡng Trần Thị Hải, Phòng khám Đông y Sài Gòn, cho biết trứng vịt lộn chứa protein, lipid, canxi, photpho, cholesterol, nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt... Theo Đông y, trứng vịt lộn là một món ăn bài thuốc có công dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, chóng mặt, tăng cường sinh lý.
Trứng vịt lộn thường ăn cùng rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng sáng mắt, tiêu thực, ấm bụng, sát trùng, chống lạnh bụng và đầy hơi. Trứng vịt lộn cường dương nên phải ăn kèm rau răm vì rau răm sẽ giảm bớt ham muốn tình dục.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... Bên cạnh đó, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và chất ức chế dục tính.
Rau răm do tính nóng có thể gây sảy thai, phụ nữ có thai không nên ăn quá nhiều. Người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Người lớn khỏe mạnh mỗi tuần tốt nhất chỉ nên ăn hai trứng vịt lộn kèm khoảng 5 g rau răm tươi.
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...
Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc
Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức...
Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm
Cari dê Ấn Độ có mùi vị đậm đà kèm theo vị béo của nước cốt dừa, thêm chút cay...
Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này
Chế độ ăn hoàn hảo để giảm axit uric bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và một...