Vì sao không ăn bưởi trước khi uống thuốc?
Bưởi chứa một hợp chất can thiệp vào enzyme trong ruột non. Loại enzyme này vốn có nhiệm vụ phân giải thuốc. Dưới tác động của hợp chất có trong bưởi, enzyme này gây ra quá trình chậm vận chuyển protein.
Vì vậy, ăn bưởi trước khi uống thuốc khiến thuốc trở nên quá mạnh hoặc không đủ mạnh do enzyme thay đổi độ hấp thụ vào cơ thể.
Cũng theo các chuyên gia, bưởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dược tính của ít nhất 53 loại thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc trị huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, thuốc statin chữa bệnh mỡ máu, thuốc fexofenadine điều trị dị ứng.
Mức độ tương tác khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, loại thuốc và lượng nước bưởi bạn uống hoặc ăn.
Ví dụ, nếu bạn uống nhiều nước ép bưởi cùng với một số loại thuốc statin (dùng giảm cholesterol), thì lượng thuốc vào máu tăng đột biến và mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa, loại thải khỏi cơ thể.
Liều cao hơn này làm tăng nguy cơ tổn thương gan, cơ bắp và có thể dẫn đến suy thận.
Bưởi là loại trái cây phong phú, lành mạnh, cung cấp nhiều vitamin C. Vì vậy, bạn không nên “chia tay” bưởi, mà chỉ cần hạn chế khi đang dùng thuốc điều trị.
Bác sĩ, dược sĩ có thể tư vấn cho bạn biết những loại trái cây hoặc nước trái cây có thể ảnh hưởng đến thuốc theo cách tương tự với nước ép bưởi; đồng thời, bạn nên dành thời gian đọc phần hướng dẫn trong hộp thuốc để ghi nhớ các lưu ý.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...