Vì sao bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với bà bầu?
Mặc dù không gây các biến chứng nguy cấp như bệnh sởi nhưng bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị là vô cùng cần thiết. Hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây về căn bệnh này.
1. Bệnh Rubella là bệnh gì?
Bệnh Rubella còn gọi là sởi Đức, là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Rubella gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh niên với mức độ nhẹ. Tuy nhiên căn bệnh này lại cực kỳ nghiêm trọng nếu xảy ra đối với bà bầu, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu. Bệnh Rubella có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ, gây sảy thai, thai chết lưu, các dị tật bẩm sinh nặng nề cho thai nhi như: đục thủy tinh thể, khuyết tật về tim, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ,...
2. Bệnh Rubella có lây nhiễm không?
Bệnh Rubella lây nhiễm qua đường hô hấp và các virus Rubella thường trú ngụ tại vòm họng, các hạch bạch huyết của người bệnh hay các vật dụng xung quanh. Khi người lành hít phải các chất dịch tiết từ mũi họng do người bệnh hắt xì hơi, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và các vật dụng đều có nguy cơ bị mắc bệnh.
Điều kiện thuận lợi để bệnh Rubella phát triển và lẫy nhiễm là môi trường sống chật chội, thiếu ánh sáng, không vệ sinh sạch sẽ,... Người mắc bệnh Rubella có thể lây cho người khác 1 tuần trước đến 1-2 tuần sau khi phát ban.
Căn bệnh này thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm virus Rubella nếu chưa được tiêm phòng. Vì vậy, bệnh Rubella được xem là bệnh có thể gây dịch lớn cho cộng đồng không có miễn dịch như bệnh sởi.
3. Bệnh Rubella có ngứa không và những triệu chứng thường gặp
Nhiều người thường thắc mắc, bệnh Rubella thường có các triệu chứng gì để nhận biết, và các vết phát ban có ngứa không? Cùng tìm hiểu các triệu chứng bệnh thường gặp sau đây:
Trong khoảng thời gian 12-23 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh đã bị nhiễm virus Rubella nhưng chưa có biểu hiện cụ thế. Khi vào thời kỳ phát bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng của bệnh Rubella tương tự như bệnh cúm:
Nổi hạch: Các vùng cổ, bẹn sẽ xuất hiện các hạch, dùng tay ấn cảm thấy đau. Hạch xuất hiện trước khi phát ban, tồn tại khoảng vài ngày sau khi ban lặn hết.
Phát ban: Lúc đầu, các vết ban sẽ nổi ở đầu, cổ, sau đó lan khắp toàn thân nhưng thường không tuần tự như bệnh sởi. Các vết ban thường có màu hồng hoặc hơi đỏ, hình tròn hay bầu dục, kích thước từ 1-2mm, kèm cảm giác ngứa. Triệu chứng ngày kéo dài khoảng 3 ngày rồi biến mất để lại các vết thâm trên da.
Ngoài ra các triệu chứng trên, người bệnh còn cảm thấy đau nhức các khớp, viêm kết mạc. Tuy nhiên, thực tế có khoảng 50% trường hợp không có các biểu hiện lâm sàng điển hình khiến người bệnh lầm tưởng sang các bệnh khác.
4. Những biến chứng của bệnh Rubella ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nếu mắc bệnh Rubella sẽ rất nguy hiểm. Virus Rubella sẽ xâm nhập vào nhau thai, tác động lên quá trình phát triển của bào thai. Rất nhiều những phụ nữ mang thai mắc bệnh không có dấu hiệu lâm sàng điển hình nên không được phát hiện sớm, gây ra nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe cho mẹ và bé.
Khi bà bầu mắc bệnh Rubella, có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hay sinh non. Nếu trẻ được sinh ra từ mẹ đã nhiễm bệnh cũng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng bẩm sinh như dị tật tim, điếc, đục thủy tinh thể, chậm phát triển,... Ngoài ra, trẻ sẽ có thể mắc các bệnh vàng da, xuất huyết, xương thủy tinh, viêm màng não, viêm phổi, nhẹ cân, thậm chí tử vong do các hội chứng bệnh Rubella gây ra. Do đó trước khi quyết định mang thai, các mẹ nên làm các xét nghiệm cần thiết để xác định đã miễn dịch với virus Rubella.
5. Làm sao để phòng ngừa bệnh Rubella khi mang thai?
Hiện nay, bệnh Rubella vẫn chưa có thuốc đặc trị nên việc tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Trước khi có ý định mang thai, các chị em phụ nữ nên tiêm phòng vắc xin Rubella để có thể an tâm chào đón thai nhi một cách tốt nhất.
Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai cần phải hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, các bệnh nhân đang bị sốt, phát ban, trẻ em mắc các hội chứng Rubella bẩm sinh.
Bà bầu cần thăm khám khám sức khỏe định kỳ, nhất là trong các tháng đầu. Nếu thấy cơ thể bị sốt, phát ban cần đến bác sĩ khám và tư vấn để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cụ thể biện pháp tiêm phòng vắc xin đối với bệnh Rubella bao gồm:
- Trẻ từ 12 tháng-13 tuổi: Đến các cơ sở y tế để tiêm phòng vắc xin phòng ngừa virus Rubella cho trẻ. Tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 tiêm nhắc lại sau mũi tiêm thứ nhất khoảng 2-3 năm. Một số tác dụng phụ của loại vắc xin này thường gặp sau khi tiêm là sốt phát ban, nổi hạch, tăng bạch cầu đa nhân, đau khớp.
- Trẻ trên 13 tuổi và người lớn: Chỉ tiêm một mũi vắc xin Rubella duy nhất.
- Phụ nữ đang muốn có thai: Tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định cơ thể đã miễn dịch với virus Rubella hay chưa. Nếu chưa thì tiêm phòng vắc xin ít nhất từ 1-3 tháng trước khi mang thai. Khi đã có thai, không nên tiêm vắc xin vì nó có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm bệnh cho thai nhi.
- Những người thường xuyên làm việc tại các nơi công cộng, đông người: như bệnh viện, các trung tâm y tế, trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em,... Những đối tượng này dễ tiếp xúc với nguồn bệnh cũng nên tiêm vắc xin ngừa bệnh Rubella.
Đặc biệt, những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm vắc xin Rubella. Hay các bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với gelatin, thuốc neomycin hay các lần tiêm vắc xin trước, người đang bị sốt cũng được khuyên là không nên tiêm.
6. Những lưu ý khi mắc bệnh Rubella và cách điều trị
Cách chữa bệnh Rubella
Do bệnh Rubella chưa có thuốc đặc trị, nên các bệnh nhân thường được khuyên nghỉ ngơi nhiều. Đối với trẻ em mắc bệnh, tình trạng bệnh thường ở mức độ nhẹ. Khi trẻ bị sốt, có thể cho trẻ uống acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Motrin) để hạ sốt.
Trường hợp phụ nữ mang thai khi có các triệu chứng của bệnh, bạn phải đi khám ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ điều trị bằng kháng thể globulin miễn dịch có tác dụng chống lại virus Rubella. Tuy nhiên, điều này không chắc chắn là đứa trẻ sinh ra sẽ không mắc hội chứng Rubella bẩm sinh nghiêm trọng.
Bệnh Rubella kiêng gì?
Nước: Khi mắc bệnh Rubella, bệnh nhân thường bị phát ban. Những ban sởi này xuất hiện thay nhau trên từng vị trí và rất dễ lây nhiễm sang các vị trí da lành tính khác. Và nước được xem là tác nhân khiến đẩy nhanh quá trình nhiễm bệnh trên cùng cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh viêm nhiễm, bội nhiễm. Người bệnh có thể dùng nước ấm hoặc khăn lau rửa từng vị trí trên cơ thể. Chú ý thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng tránh làm tổn thương các vết ban trên da.
Ánh sáng: Bệnh Rubella khá nhạy cảm với ánh sáng. Đặc biệt, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức mắt và bị ghèn gỉ. Hãy để người bệnh nghỉ ngơi trong căn phòng thoáng mát với cường độ ánh sáng nhẹ.
Các thực phẩm nhiều protein: Những loại thực phẩm chứa nhiều protein gây dị ứng như hải sản, côn trùng, thịt trắng, thịt đỏ,... sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Thay vào đó hãy bổ sung nhiều trái cây, các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.