Vì sao bé nhà bạn hay bị thức giấc sớm?
Nguyên nhân nào khiến bé nhà bạn dễ bị thức giấc sớm?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mặc dù đa số thời gian là để ngủ nhưng các tác động từ bên ngoài đều dễ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Chẳng hạn khi đèn trong phòng quá sáng, môi trường xung quanh quá ồn ào v.v… đều làm trẻ khó ngủ. Và dù có ngủ được thì cũng không đảm bảo chất lượng.
Các chuyên gia sức khỏe của Familydoctor cho biết: Một khi trẻ ngủ không đủ giấc và lượng sẽ làm mức độ Cortisol trong cơ thể tăng cao, khiến trẻ dễ trở nên hưng phấn và hệ quả là buổi sáng trẻ thường bị giật mình thức sớm.
Ngoài ra, nếu ban ngày trẻ ngủ quá ít, ban đêm lại được mẹ ru ngủ thật sớm kèm theo tình trạng thức giấc trong đêm nhiều lần, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học về giấc ngủ tích cực của trẻ, gây ra tình trạng trẻ dậy quá sớm vào sáng hôm sau.
Không những vậy, khi trẻ có hiện tượng dễ giật mình, đặc biệt là thức giấc sớm cũng có thể do vấn đề đại tiện gặp trở ngại, trẻ bị chướng khí, khó chịu nên mới dễ giật mình.
Mẹ nên làm gì để giúp bé có giấc ngủ tốt nhất?
Kiểm soát tối đa các ảnh hưởng từ môi trường
Trong cơ thể con người có một loại hóc môn là Melatonin, chất này khiến chúng ta dễ buồn ngủ. Trong khi đó, ánh sáng là yếu tố sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiết ra Melatonin. Vì vậy, tác động từ ánh nắng buổi sáng dễ khiến bé thức giấc sớm.
Do đó, mẹ nên đảm bảo phòng ngủ của bé có độ tối nhất định bằng cách dùng đèn ngủ sáng dịu nhẹ, che rèm cửa sổ để ngăn ánh sáng buổi sớm chiếu vào v.v… Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế tiếng ồn tối đa để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Mẹ cần điều chỉnh thói quen ngủ nghỉ cho trẻ
Tập cho trẻ hình thành chế độ nghỉ ngơi có quy luật rất có lợi cho trẻ về sau. Tốt nhất mẹ nên cố gắng dỗ cho trẻ đi vào trạng thái ngủ sau trước 8 giờ tối. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế phương pháp cho trẻ ngậm ti giả hoặc đong đưa để ru trẻ ngủ.
Quan trọng là mẹ phải luyện cho trẻ khả năng tự chủ đi vào giấc ngủ. Khi trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ hạn chế tình trạng thức giấc quá sớm, gây rối loạn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
Sau khi trẻ thức giấc, mẹ không nên vội vàng phản ứng lại
Nếu bé vẫn ngủ chung giường với mẹ thì khi tình trạng thức giấc sớm xảy ra, mẹ có thể vẫn giả vờ ngủ, giữ sự yên tĩnh trong phòng có thể giúp trẻ ngủ trở lại một lúc nữa. Hoặc nếu trẻ đã biết lật hay tự ngồi dậy nhưng không chủ động nằm xuống được thì mẹ hãy giúp trẻ.
Nguồn: http://baby.familydoctor.com.cn/a/201902/2539568.html
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...