Vi khuẩn HP sống ở dạ dày: Không đáng sợ như bạn vẫn nghĩ vì những lý do này
Vi khuẩn HP lây từ miệng sang miệng hay phân miệng
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là loại xoắn khuẩn gram âm sống ở lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Năm 1982, vi khuẩn HP được hai nhà khoa học Robin Warren và Barry Marshall phát hiện ra.
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng, Phòng khám Nhi MD KIDS PEDIATRICS, TP Irving, Texas, Hoa Kỳ, cho biết thực thế loại vi trùng gram âm này đã "đồng hành" với con người từ xa xưa. Có thông tin ghi nhận đã tìm thấy HP trong xác ướp khoảng 58000 năm trước nhưng chỉ mới được biết đến từ năm 1982.
Theo bác sĩ Hưng, thông thường dạ dày con người có nhiều dịch vị có tính acid nên vi trùng không thể sống. Tuy nhiên HP có khả năng tiết ra men urease giúp trung hoà dịch vị nên sống khoẻ trong đó. Vi khuẩn HP hay sống trong phần cuối dạ dày và vùng đầu ruột non. Chúng tạo ra phản ứng viêm và miễn dịch tại chỗ, làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.
"Lớp niêm mạc này là hàng rào bảo vệ dạ dày trước dịch vị chua. Mất lớp bảo vệ này khiến thành dạ dày bị kích thích, bị viêm và cuối cùng là loét. Ngoài ra các phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch tại chỗ còn làm tăng nguy cơ ung thư và lymphoma (u MALT) ở dạ dày sau này", bác sĩ Hưng thông tin.
HP sống trong dạ dày nên lây lan từ miệng sang miệng hay phân sang miệng. Khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP (45%-55%), hầu hết bị lây khi còn nhỏ.
Vi khuẩn HP không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng cho biết vi khuẩn HP không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ. Mặc dù tỷ lệ nhiễm cao nhưng không phải bị nhiễm sẽ bị mắc các bệnh nói trên.
"Thực tế là hầu hết chúng ta sống chung với con này mà không có vấn đề gì hết, chỉ có một số rất ít người mắc bệnh loét dạ dày hay ung thư dạ dày. Vì sao người này bị mà người khác không bị thì chưa được hiểu rõ", bác sĩ Hưng thông tin.
Tỷ lệ một người bị ung thư dạ dày trong suốt một đời là 0.9% (nhỏ hơn nhiều so với 50% nhiễm vi khuẩn HP). Trong số người bị ung thư dạ dày (phần lớn trên 65 tuổi), yếu tố nguy cơ hàng đầu là chế độ ăn nhiều đồ ướp muối, ăn nhiều đồ hun khói, chiên nướng, đồ chua, thịt qua chế biến chứa nitrate, nitrites. Sau đó mới đến yếu các yếu tố như: Do vi khuẩn HP, di truyền, tuổi tác, giới tính, chủng tộc.
Do đó, bác sĩ Hưng nhấn mạnh vi khuẩn HP chỉ là một trong các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của ung thư dạ dày. Vì vậy, không nên tìm cách "tiêu diệt" HP vì không những không có lợi mà còn gây hại cho sức khỏe. Nguyên nhân do nếu bạn uống từ 2 - 3 thứ kháng sinh sẽ làm tốt chi phí, tốn thời gian và gặp những tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy loạn khuẩn, nguy cơ tổn thương gan thận, tình trạng kháng thuốc gia tăng.
Khi nào nên tầm soát và điều trị vi khuẩn HP?
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng cho biết hiện nay các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên tầm soát và tiêu diệt HP khi nghi ngờ chúng đang gây sự hay khi trong cơ thể gặp phải một số vấn đề. Cụ thể:
Có triệu chứng rối loạn tiêu hoá như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi,… kéo dài.
Viêm loét dạ dày trên nội soi
Loạn sản hay viêm teo niêm mạc dạ dày
U MALT dạ dày
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính
Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân (HP gây cản trở hấp thu sắt)
Khi bệnh nhân phải uống thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofen, naproxen, aspirin,…) kéo dài. Các thuốc này dễ gây viêm loét xuất huyết dạ dày nên phải tìm xem có nhiễm HP hay không.
Có tiền sử gia đình ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, bác sĩ Hưng cũng cho biết một đợt rối loạn tiêu hoá, đau bụng vài ngày hay nhiễm trùng tiêu hoá cấp tính không phải là chỉ định tầm soát HP.
Như vậy, mọi người không nên mang tâm lý sợ hãi với vi khuẩn HP. Trên thực tế HP không gây hại đến sức khỏe. Chỉ khi gặp các vấn đề trực tiếp như các dấu hiệu đã nói đến, mới cần điều trị với phác đồ thích hợp.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....