Về ngoại ăn Tết: Giải pháp nào tốt nhất cho các cô vợ lấy chồng xa?
Hễ mỗi dịp Tết đến là chị em lại đau đáu câu chuyện muôn thuở “Về ngoại ăn Tết”. Giữa không khí Tết đang cận kề, dân mạng “đào lại” phát ngôn của đạo diễn Lê Hoàng từ 4 năm trước trên 1 chương trình: “Cũng là phận làm con, ngày Tết phụ nữ cũng mong mỏi được sum vầy bên gia đình bố mẹ đẻ. Hà cớ gì phải vùi mình trong bếp nhà chồng. Hà cớ gì phải chịu đựng. Năm mới không thể chôn vùi trong quần quật. Hãy tung tăng về bên ngoại nhanh lên!”. Nói thì dễ đấy nhưng chẳng mấy cô vợ được thành toàn tâm nguyện với cả ngàn lý do.
Lúc yêu nhau thì khoảng cách không thành vấn đề, ngày đám cưới mới rưng rưng nhìn bóng cha mẹ dần khuất nhưng chỉ đến dịp lễ Tết phụ nữ mới thấm thía cảnh lấy chồng xa nghẹn ngào thế nào.
Phụ nữ bị đối xử bất công hay tự gài mình vào thế khó?
Trên 1 diễn đàn mạng, chị T. than thở: “Lấy chồng cách nhà có 30km mà chồng bắt mùng 3 mới được về ngoại. Bao năm chu đáo đến đâu thì vẫn không được về ngoại sớm nổi nửa ngày”.
Tương tự, chị M. tâm sự: “Mình ở Thái Nguyên, chồng ở Hà Nội. Năm nào gần Tết mình cũng đề xuất về ngoại 2 ngày 28, 29 tháng Chạp sau khi đã xong hết việc nội nhưng chồng cũng không đồng ý. Nói nhiều vợ chồng lại cãi nhau, mặt nặng mày nhẹ. Mà đấy là ở riêng rồi nhưng gần nhà bố mẹ chồng quá nên vẫn phải lo các việc chẳng khác gì ở chung. Không biết ăn Tết hay bị Tết ăn”.
Bên cạnh đó có rất nhiều chị em mạnh mẽ hơn: “Phụ nữ đi lấy chồng, muốn về nhà mẹ đẻ đón Tết thì tại sao phải xin phép hay hỏi ý kiến chồng? Chúng ta là phụ nữ nhưng tuyệt đối không thể là phụ trong cuộc sống hôn nhân. Tại sao phụ nữ phải tự gài mình vào thế khó, phải chiều theo ý muốn của chồng rồi than thở?”.
Ăn Tết ở đâu không quan trọng, miễn phụ nữ được tôn trọng và tất cả cùng vui
Hồng Hải - sống tại Nam Định đã đón đến cái Tết thứ 10 ở quê chồng. Duyên số đã khiến một cô gái Sài Gòn gặp được định mệnh đời mình ở nơi cách nhà hơn 1000km. Suốt những năm đón Tết Bắc, Hải cho biết cô chưa bao giờ cảm thấy tủi thân hay chạnh lòng.
Hải chia sẻ: “Thực ra thì mình thấy Việt Nam vẫn khá cổ hủ trong việc ngày Tết là dâu phải lo toan cúng bái các thứ cho nhà chồng. Mình có những người bạn, Tết được nghỉ dài ngày nên tranh thủ thời gian cả nhà đi du lịch, nghỉ dưỡng và xem đó là 1 kỳ nghỉ xả stress - vặn cót để chuẩn bị tinh thần đón năm mới. Nhà mình thì ông xã rất chiều và tôn trọng vợ. Chồng mình bảo: ‘Phụ nữ cả 1 năm đều ở nhà chồng rồi nên Tết muốn đón Tết ở đâu thì nên ưu tiên cho vợ quyết định. Ở đâu cũng không quan trọng bằng tất cả đều được vui vẻ'.
Hải cũng thẳng thắn cho biết: “Nhà mình mà không có mình là mất Tết. Mình cũng thích Tết lạnh ở miền Bắc, với nhà mình hay sắp xếp thời gian khác có thể nghỉ dài hơn để về ngoại”.
Đàn ông biết điều mới được nhận về nhiều
Là chàng trai Việt gốc Nga nhưng Aly lại trúng tiếng sét ái tình cô gái miền Tây xinh đẹp. Trân Lê - vợ Aly chia sẻ: “Vợ chồng em cũng thoải mái trong việc ănTết nội hay ngoại vì bà nội ở bên Nga. Nhà chồng em ở Hà Nội, nhà đẻ ở Cà Mau, vợ chồng em lại đang sinh sống ở TP.HCM nên đều xa nội ngoại. Tết có thể không về được thì chúng em sẽ về vào dịp khác. Chồng em cũng rất tâm lý, có vấn đề gì ngồi cùng nhau chia sẻ, giải quyết, không bao giờ cãi nhau. Do khoảng cách giữa các bên quá xa nhau nên vợ chồng em cũng tính 2 mẹ con về ngoại ăn Tết, chồng thì về nội vì bọn em ưu tiên con nhỏ. Vì con mình vẫn đặt trên hết, suy xét thoải mái cho con mình nhất có thể. Cũng may bố mẹ chồng em đều dễ tính, ông bà quan niệm con cháu về chơi là vui nhất rồi”.
Riêng ông chồng này thì cho biết: “Ngày Tết là dịp đại gia đình quây quần đoàn tụ, nó là một nét văn hóa nhưng mình thấy cũng tùy điều kiện từng nhà.
Ngay từ khi kết hôn mình và vợ đã phân chia theo năm để về quê ăn Tết, 1 năm về ngoại và 1 năm về nội. Như thế sẽ thoải mái tâm lý cho vợ mình và cũng là cơ hội để mình được gần gũi với gia đình vợ hơn. Mình thấy việc phân chia sẽ giúp cả hai vui vẻ, đôi khi việc về quê ăn Tết sẽ giống như đi du lịch vậy”.
Aly cũng kể xung quanh anh có rất nhiều người đàn ông gia trưởng hoặc gia đình chồng khó tính đòi hỏi nhiều ở nàng dâu. Nhưng anh quan niệm: “Mọi vấn đề sẽ dễ dàng khi người đàn ông ở giữa biết cân bằng. Nếu anh chồng nào cũng biết nghĩ cho vợ mình thì không cô vợ nào có ý định 'nổi loạn' cả. Riêng việc lấy chồng xa phụ nữ đã thiệt thòi rồi thì cần bù đắp cho vợ mình bằng cách này hoặc cách khác. Nếu việc nhà nội nhiều, hãy hỗ trợ cô ấy để được sớm sang nhà ngoại đón Tết. Mẹ mình vẫn dạy: ‘Không được có suy nghĩ dâu là con rể là khách, đã là người 1 nhà thì phải yêu thương san sẻ nhau, gọi 1 tiếng bố tiếng mẹ thì phải hiếu thảo chăm lo’. Nên đàn ông đừng hẹp hòi với vợ trong việc ăn Tết ở đâu, nếu các anh bao dung độ lượng một chút thì đàn ông mới là người được mát mặt nhất”.
Dâu trẻ bị mất 5 chỉ vàng, vài ngày sau mẹ chồng lầm lũi mang trả, đúng vào phút chót,...
Sau chuyện này, em muốn bù đắp cho mẹ chồng nhưng không biết làm thế nào để mẹ con hòa hợp hơn, các chị chỉ em vài cách với.
Không thấy con dâu được trao vàng cưới, mẹ chồng bĩu môi chê nhà gái, tàn tiệc lại muối mặt...
Vậy mới nói nhiều mẹ chồng bây giờ vẫn còn vật chất quá, điển hình là mẹ chồng em. Chắc chắn sau đợt này, bà sẽ không bao giờ đánh giá gia đình em qua vẻ bề ngoài nữa.
Chồng tức giận vì mất đôi giày , vợ gặng hỏ rồi 'chết lặng' khi biết mình đã gây ra...
Đến lúc này, tôi mới đồng cảm với chồng. Không ngờ anh lại có tâm sự như vậy. Bây giờ tôi rất muốn bù đắp cho chồng, nếu tôi mua một đôi giày y hệt như vậy, liệu tâm trạng anh sẽ khá hơn chứ?
Ngày sinh nhật, vợ nhận được một món quà bất ngờ từ chồng nhưng lại hãi khi thấy thứ...
Chuyện đến nước này, tôi không biết phải giải quyết thế nào, bởi chắc chắn hai người họ vẫn còn qua lại. Tôi có nên đến gặp cô ta và yêu cầu cô ta buông tha cho chồng mình không?