Bố tôi mất khá sớm, 1 mình mẹ bươn chải nuôi 2 chị em tôi. Ngày mẹ còn trẻ có nhiều người đàn ông xin hỏi cưới nhưng bà không muốn đi bước nữa. Bà tự nhận bản thân số khổ có lấy thêm vài chồng nữa cũng chẳng sung sướng gì, thế nên ở vậy nuôi con thành đạt để tuổi già được an nhàn.

Thương mẹ vất vả, chị em tôi chăm chỉ học tập và năm nào cũng đạt thành tích cao. Cứ cuối năm nhìn vào những tờ giấy khen của chúng tôi, mẹ nói:

“Các con cứ học tốt như thế, khổ bao nhiêu mẹ cũng chịu được, miễn sao các con ngoan ngoãn học tốt là mẹ sẽ quên hết mệt mỏi”.

Những lời nói của mẹ như khắc sâu trong tâm trí chúng tôi, là động lực giúp chị em tôi học tốt lên từng ngày.

Hiện tại, tôi và em trai đều có công việc tốt lương cao. Mẹ không phải vất vả đi làm như lúc trước nữa, chỉ ở nhà ăn rồi chơi với cháu. Tôi ở xa không chăm sóc được mẹ nên tháng nào cũng gửi tiền và đồ bổ về bồi dưỡng.

Dù công việc rất bận nhưng tuần nào tôi cũng dành ra vài tiếng để gọi điện về hỏi thăm tình hình sức khỏe và chuyện ăn uống sinh hoạt của mẹ thế nào. 1 năm gần đây mẹ thường than phiền về Thư – vợ của em trai tôi.

 

Thương mẹ vất vả, chị em tôi chăm chỉ học tập và năm nào cũng đạt thành tích cao. (Ảnh minh họa)

Mẹ bảo từ ngày Thư được lên chức coi thường mẹ chồng, hay mắng mỏ bà. Em dâu suốt ngày tập trung vào công việc, giao phó việc nhà và con cái cho mẹ chồng. Nhiều hôm Thư đi làm đến 9h đêm mới về đến nhà, mẹ nghi em ấy có bồ bịch bên ngoài.

Tôi động viên mẹ cố gắng làm việc nhà nhiều cho khỏe mạnh, ngồi chơi cả ngày cũng không tốt. Tôi biết công việc của Thư đang làm, bởi chính chồng tôi cùng nghề với em ấy nên rất thông cảm. Đến chồng tôi là đàn ông còn than nhiều việc vất vả huống chi Thư là phụ nữ.

Cả năm vừa rồi, mẹ buồn phiền về nàng dâu, thế nên tôi quyết định năm nay về ngoại ăn Tết Nguyên Đán cho bà được vui.

Vào ngày 30 Tết, mỗi người 1 việc, trẻ em thì trang trí cây đào và quýt, đàn ông gói bánh trưng, còn phụ nữ dọn nhà nấu ăn. Trong lúc dọn dẹp, Thư chỉ vào tủ đồ của mẹ tôi mà phàn nàn:

“Mẹ bị bệnh tiểu đường có ăn được bánh kẹo ngọt đâu, mọi người biếu không dùng thì cho con cháu dùng, mẹ giữ làm gì trong tủ để hết hạn quá uổng. Còn thuốc của chị mua biếu bà không dùng cũng chẳng cho ai động vào, toàn đồ đắt tiền, bây giờ bị mốc nhìn mà tiếc”. 

Trẻ em thì trang trí cây đào và quýt, đàn ông gói bánh trưng, còn phụ nữ dọn nhà nấu ăn. (Ảnh minh họa)

Tôi chưa hết ngạc nhiên thì em dâu lại chỉ vào những quả bưởi để dưới chân cầu thang. Em bảo:

“Bà bảo thủ lắm, nói nhiều thì mẹ con cãi nhau mà nói bà không chịu nghe. Em mua nhiều bưởi về mời mẹ ăn, vậy mà nói mỏi mồm bà cũng không ăn bởi không thích. Mẹ ăn uống ít lắm, thế là em mua sữa cho bà nhưng không uống. Bà chê sữa không đường khó uống. Khi mẹ còn khỏe thì cần ăn uống bồi bổ tốt vào, đến lúc bệnh tật mới có sức đề kháng. Lúc khỏe không ăn được, ốm đau biết ăn gì”.

Những lời Thư nói với mẹ tuy khó nghe 1 chút nhưng em nói toàn có lợi cho sức khỏe của mẹ. Bây giờ tôi mới hiểu ra là em dâu không đáng ghét như mẹ vẫn phàn nàn. Tại em ấy quá quan tâm chăm sóc cho mẹ, còn mẹ thì bảo thủ cứ cho bản thân là đúng, không chịu nghe những lời con dâu góp ý, kết quả là mâu thuẫn.

Suốt 3 ngày Tết, tôi để ý bữa nào nấu gì Thư cũng hỏi ý kiến mẹ tôi xem ăn gì để nấu và cả nhà cùng ăn theo. Chỉ 1 việc nhỏ thế nhưng tôi cũng biết Thư là nàng dâu đảm và mẹ tôi phúc lớn lắm mới có được. Tôi rất tin tưởng giao phó mẹ cho Thư chăm sóc. Tôi chỉ mong mẹ hãy nghe lời con dâu nhiều hơn và bớt nói xấu em ấy đi mà không biết phải khuyên bảo thế nào nữa?

Tin liên quan