Tùy tiện hỏa trị liệu, đùa với lửa!
Chúng tôi đã trao đổi với ThS-BS y học cổ truyền Nguyễn Thanh Sang, Phó khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện Quận 2, TP.HCM, về phương pháp ẩn chứa nhiều hiểm họa này.
Phóng viên: Hiện nay đang rộ lên trào lưu hỏa trị liệu, bác sĩ có ghi nhận tình trạng này?
ThS-BS Nguyễn Thanh Sang: Đúng là đang có phong trào hỏa trị liệu. Tại bệnh viện, tôi không áp dụng phương pháp này do chưa chứng minh được hiệu quả trị bệnh, tuy nhiên ngày nào cũng có vài bệnh nhân hỏi về phương pháp hỏa trị liệu.
Một số người chia sẻ được hàng xóm chỉ cách làm và đã tự làm cho người thân. Tôi nghe mà phát hoảng, bệnh nhân đúng là đang… đùa với lửa.
* Hỏa trị liệu nếu làm tùy tiện có thể gây nguy hiểm thế nào, thưa bác sĩ?
- Trước tiên, về nguy cơ phỏng cồn, phỏng cho cả người được làm và người thao tác. Để làm hỏa trị liệu, khách hàng sẽ để lưng trần, nằm sấp. Sau đó, người ta tẩm ướt khăn bông đắp lên lưng rồi dùng chiếc khăn sô ẩm nhúng đẫm cồn lên vùng cần hỏa cứu trên lưng.
Tiếp đến, họ châm lửa, cho lửa bùng lên khoảng 15 giây rồi lấy khăn lông ẩm đã nhúng nước dập lửa. Nghe thì đơn giản nhưng nhiều người không biết rằng cồn nước rất dễ bắt lửa, lửa cồn lại màu xanh khó thấy, nhỡ không dập được lửa hoặc dập không kịp thì hậu quả sẽ thế nào?
Phương pháp này được thực hiện bởi người có chuyên môn và các cơ sở điều trị bệnh chính thống theo quy trình an toàn sẽ không đáng ngại, nhưng làm ở spa, ở nhà thì quá nguy hiểm.
Tiếp đến là các đối tượng chống chỉ định đối với phương pháp này. Khi quyết định một phương pháp điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ y học cổ truyền sẽ khám, chẩn đoán. Nhưng nhân viên spa, người thân trong gia đình không có chuyên môn nên không thể chẩn đoán bệnh.
Nếu những người mắc bệnh lý có nguyên nhân thực nhiệt (cao huyết áp, sốt, tim mạch) mà làm hỏa trị liệu thì biến chứng rất nguy hiểm. Chưa kể, thực hiện hỏa trị liệu ở vùng gân, da sát xương và mặt có thể gây phỏng; đặc biệt với người bị tiểu đường, một số phần bị mất cảm giác, khi lửa cháy sẽ không cảm nhận được…
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....