Từ xưa đến nay, hầu hết chúng ta vẫn luôn nghe và tin theo lời của Cổ nhân, rằng: Số mệnh của một người đã được định trước dựa theo “đức” và “nghiệp” của người đó mang theo. Vậy nhưng, vận mệnh của một người thay đổi thế nào tùy thuộc vào tâm thái của người đó, tâm thái càng tốt vận mệnh càng tốt. Tâm thái thể hiện ra trạng thái tinh thần của họ. Khi có tâm thái tốt, họ sẽ bảo trì được sự vui vẻ, tinh thần sẽ phấn khởi lên và vận may tự nhiên sẽ đến.

Cho nên, trong cuộc sống nên nhớ kỹ rằng, làm bất cứ việc gì phải giữ được một tâm thái tích cực, nhiệt tâm. Bởi vì một khi đánh mất nó thì làm gì cũng khó khăn và khó thành công.

Một người cần học được cách điều chỉnh tâm thái, có một tâm thái làm việc tốt đẹp thì sẽ có phương hướng, hướng đi lạc quan. Con người chỉ cần không đánh mất phương hướng thì sẽ không đánh mất chính mình.

Đặc biệt, một người muốn sống vui vẻ thì nhất định phải có một tâm thái tốt. Người xưa có câu: “Nếu sự thật không thể thay đổi được, thì chỉ có thể tự thay đổi bản thân!”

Thay đổi bản thân mình chính là điều chỉnh tốt tâm thái của chính mình. Vậy như thế nào để điều chỉnh tốt được tâm thái của bản thân?

Tâm sinh tướng

Tâm sinh tướng là gì? Một hôm, một đám người trẻ hiếu kỳ chuốc cho phò mã say khướt, rồi lấy trộm những chiếc chìa khóa trên người chàng và mở cổng của tòa lâu đài 7 tầng. Khi mở đến cánh cửa thứ 7 thì đám người nhìn thấy một cảnh tượng khiến họ vô cùng kinh ngạc.

Hóa ra sau khi phò mã đi khỏi, công chúa lặng lẽ ngồi một mình nhớ về những chuyện xưa cũ. Tâm nàng hướng về Thần Phật mà sám hối sâu sắc rằng: “Thưa Thần Phật tôn kính, đời trước con gây nên nghiệp vô tri nên đời này mới bị phụ vương và phò mã ghét bỏ. Từ khi sinh ra đến nay con chưa từng được một lần nhìn thấy khung cảnh ngoài căn phòng”.

Công chúa nói xong thì khóc rất thương tâm. Nhưng nàng lại đột nhiên xoay chuyển suy nghĩ của mình: “Mình bị nhốt trong phòng tối chưa hẳn đã là chuyện xấu. Có lẽ trước kia mình đã phạm đại tội chốn tụ họp đông người nên kiếp này mới phải hoàn trả”.

“Nghe nói Phật Đà đã chuyển sinh, mình có thể sinh cùng thời với Phật Đà cũng là điều vinh dự vô ngần khi làm người ở kiếp này rồi!” Công chúa nói xong thì chắp tay hợp thập và cầu nguyện rất chân thành. Nàng quỳ xuống dập đầu khấu lạy Phật Đà ở nơi xa xôi ngút ngàn.

Tâm nguyện chân thành ấy giống như một đóa sen thánh khiết hé nở trong tim công chúa. Vầng sáng trong tâm nàng dâng trào tầng tầng lớp lớp rồi lai láng tràn ra cả ngoài cơ thể. Một dải ánh sáng yên bình bao trùm lấy công chúa.

“Thần Phật vĩ đại, hy vọng ngài nhỏ lòng xót thương từ bi cứu độ con, một kẻ đang bị vùi sâu trong cõi hồng trần!”. Công chúa nói rồi lại cúi gập người hợp thập một lần nữa, thành tâm hướng tới cõi hư không vời vợi mà bái lạy.

Đúng vào lúc ấy Phật Đà hiện thân, với lòng từ bi vô lượng, Ngài xoa xoa vào khuôn mặt công chúa. Vào giây phút ấy, trái tim thuần chân, thuần thiện của công chúa đã giúp nàng lột xác với một dung mạo hoàn toàn mới, long lanh như tiên nữ.

 

Đúng lúc này, những người hiếu kỳ nhìn thấy thần thái của công chúa đều kinh ngạc đến ngây người. Hóa ra công chúa đẹp như vậy, giống một nàng tiên tuyệt sắc, tỏa ra một vầng hào quang thánh khiết. Như vậy tâm chúng ta sẽ cải biến tướng mạo của chúng ta. 

Thiện niệm vô cùng thành kính của con người có thể cải biến tất cả!

Các cách điều chỉnh tốt tâm thái bản thân

Đặc biệt, một người muốn sống vui vẻ thì nhất định phải có một tâm thái tốt. Người xưa có câu: “Nếu sự thật không thể thay đổi được, thì chỉ có thể tự thay đổi bản thân!”

Thay đổi bản thân mình chính là điều chỉnh tốt tâm thái của chính mình. Vậy như thế nào để điều chỉnh tốt được tâm thái của bản thân?

1. Dục vọng không nên quá nhiều

Dục vọng (ham muốn) không chừng mực, dục vọng càng cao, càng nhiều, một khi không bảo trì được sự thỏa mãn thì sự tương phản hình thành sẽ càng lớn, tâm thái sẽ càng mất đi sự cân bằng.

Người có dục vọng càng nhiều, càng mong muốn có được nhiều thì tâm thái sẽ rất khó để bình an, tích cực. Bởi vì cái tâm người ấy luôn phải đặt trong trạng thái so đo, tính toán triền miên thì không thể thoải mái được.

2. Suy tính, ganh đua không nên quá nặng

Nếu một người cứ mải mê suy tính ganh đua với người này người kia thì sẽ “giết chết” sự khoái hoạt, vui vẻ của cuộc đời người đó. Ganh đua không chỉ “giết chết” sự vui vẻ mà còn làm mất đi vận may của một người.

3. Phải học được cách quên

Đừng canh cánh trong lòng những chuyện quá khứ không đáng nhớ. Những chuyện quá khứ là những chuyện đã xảy ra, không thể thay đổi được, hãy để nó qua đi, như vậy mới có thể giảm thiểu được rất nhiều sự phiền não, trong lòng mới có thể nhẹ nhàng, thoải mái.

Để có được tâm thái tốt, hãy giảm bớt những cảm xúc tiêu cực. Vậy làm thế nào để giảm bớt những cảm xúc tiêu cực này?