Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân khá phổ biến và có thể cải thiện tốt hơn qua chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ cũng như tập luyện hàng ngày, đặc biệt ở những người bị giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu.

Ngủ sai tư thế ảnh hưởng đến người bệnh như:

Ảnh minh họa: Internet

- Bắp chân chuột rút, nhất là về đêm gây ra tình trạng ngủ không sâu giấc, khó ngủ khiến cơ thể luôn mệt mỏi.

- Đau nhức vùng đầu gối, bắp chân, đùi.

- Chân tay bị tê bì khi ngủ.

- Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy ở vùng chân tay bị giãn tĩnh mạch như bị kiến cắn.Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch không được khắc phục sớm thì các dấu hiệu này sẽ ngày một tăng thêm. Về dài sẽ gây ra tình trạng mất ngủ dai dẳng, cả thể trạng và tinh thần mệt mỏi, tác động rất lớn để chất lượng đời sống.

Theo lời khuyên của chuyên gia, tư thế tốt nhất cho người giãn tĩnh mạch là nên nằm nghiêng về bên trái. Giấc ngủ sẽ sâu và ngon hơn ở tư thế ngủ này, đồng thời giúp giảm cảm giác đau đớn và khó chịu do bệnh lý này gây ra.

Bên cạnh đó, tư thế ngủ nghiêng về bên trái dành người suy giãn tĩnh mạch còn giúp lưu thông máu về tim tốt hơn, hạn chế tình trạng tĩnh mạch bị giãn nỡ và tạo áp lực lên thành tĩnh mạch. Từ đó khắc phục tình trạng tê bi chân tay, ứ đọng máu và giảm chuột rút trong khi ngủ.

Ảnh minh họa: Internet

Khi ngủ ở tư thế này, nội tạng của người bệnh cũng có nhiều lợi ích, các cơ quan làm việc và phục hồi chức năng tốt hơn, giấc ngủ khoan khoái và nhẹ nhàng hơn nhờ giảm ứ đọng máu. Bạn không còn thấy đau nhức hay mệt mỏi sau khi ngủ dậy như trước.

Ngoài ra, khi áp dụng tư thế ngủ nằm nghiêng dành cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch, bạn cũng cần chọn một chiếc gối êm ái và linh hoạt đổi bên để tránh đau nhức, tê mỏi do đè lên tay trái quá lâu. Bạn có thể thử một vài biện pháp sau để đảm bảo ngủ đúng tư thế và tăng tính hiệu quả:

- Nằm nghiêng 30 phút về bên trái khi ngủ rồi đổi sang phải khoảng 10 phút rồi duy trì lại tư thế cũ.

- Để giảm biểu hiện giãn tĩnh mạch, người bệnh nên kê thêm gối chân trong khi ngủ.

- Để ngủ đúng tư thế và mang lại hiệu quả thì bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có thể đổi vị trí ngủ.

Theo BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ NỘI