Chiều ngày 9/12, thông tin danh hài Chí Tài đột ngột qua đời ở tuổi 62 được quản lý cũ xác nhận. Bước đầu, nguyên nhân nam danh hài qua đời được xác nhận là do đột quỵ sau khi tập thể dục.

Trong mắt mọi người, nghệ sĩ Chí Tài là một người luôn vui vẻ, lạc quan, sống khá điều độ. Nam nghệ sĩ từng chia sẻ về lối sống lành mạnh của mình rằng: "Tôi thức dậy từ lúc 4 giờ sáng và dành thời gian tập luyện thể thao đến tận 7 giờ. Có hôm thì tôi đi bộ 6 lần từ lầu 1 đến lầu 12, có ngày thì hít đất trên 300 cái, có ngày đi bộ ở sân đá bóng”.

Nghệ sĩ Chí Tài đã đối mặt với căn bệnh tiểu đường trong suốt 30 năm. Ảnh: Internet

Tuy nhiên ít ai biết rằng người nghệ sĩ tài hoa này đã đối mặt với căn bệnh tiểu đường trong suốt 30 năm. Nam nghệ sĩ từng cho biết, cả ba và mẹ ông đều bị tiểu đường, vì thế trong một lần kiểm tra sức khỏe năm 30 tuổi, ông cũng phát hiện chỉ số đường huyết của mình vượt mức cho phép. Kể từ đó, nam nghệ sĩ đã phải điều chỉnh lại lối sống và chế độ ăn.

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định ( có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.

Bệnh tiểu đường, khi không được điều trị hiệu quả có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh tiểu đường, khi không được điều trị hiệu quả có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet

- Biến chứng mạch máu: Gây tổn thương mạch máu do tăng lipid máu gây vữa xơ động mạch. Nếu tổn thương mạch máu lớn có thể gây ra nhồi máu cơ tim, tỉ lệ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân tiểu đường rất cao, gây co thắt và hẹp các động mạch tứ chi, dẫn đến tắc mạch gây hoại tử. Đối với mạch máu nhỏ sẽ gây ra rối loạn chức năng một số cơ quan như thận, tiết niệu, võng mạc mắt, nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến suy thận, mù lòa…

- Biến chứng não: Có thể gây tắc mạch máu não, gây nhũn não hoặc xuất huyết não.

- Biến chứng hô hấp: Dễ bị viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.

- Biến chứng tiêu hóa: Bệnh nhân tiểu đường dễ bị viêm quanh răng, viêm loét dạ dày, rối loạn chức năng gan, tiêu chảy.

- Biến chứng thận, tiết niệu như suy tiểu cầu thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mạn tính.

- Biến chứng thần kinh.

- Biến chứng ở mắt như suy giảm thị lực.

- Biến chứng ở da như ngứa ngoài da, thường hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay, bàn chân có ánh vàng...

Bệnh đái tháo đường có thể không được ngăn ngừa trong mọi trường hợp. Bệnh đái tháo đường typ1 không thể ngăn ngừa được. Bạn có thể giảm cơ hội phát triển bệnh đái tháo đường typ2 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì hoạt động. Tuy nhiên, di truyền và các yếu tố rủi ro khác có thể làm tăng rủi ro của bạn mặc dù nỗ lực tốt nhất của bạn.

Ngay cả khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường bạn có thể sống một cuộc sống đầy đủ. Bệnh đái tháo đường đòi hỏi phải lập kế hoạch và quản lý cẩn thận, nhưng nó không nên ngăn cản bạn tham gia và tận hưởng các hoạt động hàng ngày.