Không nên mua nhà, mua xe khi mới bắt đầu đi làm

Người trẻ vừa ra trường có rất nhiều ý tưởng, hoài bão nhưng do hạn chế về tài chính nên họ không thể thực hiện được trong thời gian ngắn. Điều quan trọng nhất lúc này là phải tập trung vào công việc.

Ngày nay người trẻ thay đổi công việc tương đối thường xuyên. Kết quả là số tiền họ tiết kiệm được cuối cùng có thể được tiêu vào một lần thay đổi công việc.

 

Nhìn chung hầu hết những người bình thường có đủ tiền mua ô tô và nhà đều đã làm việc trong một công ty nhiều năm. Bởi vì họ hiếm khi thay đổi công việc nên chi phí hàng tháng tương đối cố định, có thể tiết kiệm tiền. Chỉ khi có tiền, họ mới thực hiện được ước mơ mua ô tô, mua nhà. Đây là một quá trình và không thể vội vàng được.

Ảnh minh họa

Với những người chưa quá dư dả về mặt tài chính, hãy cân nhắc chi tiêu cho những thứ mình cần trước những thứ mình muốn. Hầu hết với người trẻ, cả nhà và xe đều là để đáp ứng những cái bản thân muốn hơn là cần. Bởi, để phục vụ nhu cầu cá nhân trong việc ở và sinh hoạt, mọi người có thể thuê nhà.

Để phục vụ việc đi lại, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng xe công nghệ. Với việc thuê nhà và đi xe công nghệ, trong vài trường hợp, có thể sẽ tiết kiệm chi phí hơn mua nhà và mua xe thẳng.

Xét trên khía cạnh đầu tư, chắc chắn mua nhà sẽ có lợi hơn bởi bất động sản có thể và thường tăng giá theo thời gian, trong khi đó, xe hơi ngay sau khi ra khỏi cửa hàng đã mất giá.

Những bạn trẻ mới ra trường không nên mua xe vì ô tô là vật tiêu hao, cần có tiền bảo dưỡng hàng tháng, phí bảo hiểm, xăng, phí cầu đường, phí sửa xe, phí bảo dưỡng, phí đỗ xe,…

Hơn nữa, xe cộ mất giá nhanh chóng. Nếu không thực sự cần thiết thì không cần phải mua xe. Trong khi đó, mua nhà được coi là một khoản đầu tư. Ngay cả khi bạn không có ý định bán trong tương lai, bạn vẫn có thể sống trong đó và thực hiện ước mơ định cư ở thành phố.

Mua xe hay mua nhà cũng cần làm việc chăm chỉ và tiết kiệm tiền

Dù muốn mua ô tô hay mua nhà, có hai điều bạn nên làm. Thứ nhất, chăm chỉ tiết kiệm tiền và lập kế hoạch chi tiêu hợp lý. Thứ hai, phân bổ số tiền bạn cần tiết kiệm hàng tháng. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể tạo áp lực cho bản thân và đẩy nhanh quá trình tiết kiệm.

Người trẻ đôi khi quá tự tin, đánh giá quá cao khả năng chịu đựng áp lực của mình.

Quang Minh (tên nhân vật được thay đổi) sống tại Hà Nội từng nghĩ rằng mình có thể tiết kiệm 80% tiền lương khi mới đi làm. Vì vậy, anh đã xin bố mẹ trả trước để mua ô tô, đinh ninh rằng mình có thể dùng 80% số tiền tiết kiệm để trả hàng tháng, áp lực sẽ không quá lớn.

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, anh đã bán chiếc xe. Khi được hỏi tại sao, hóa ra anh không thể chịu được áp lực phải bỏ ra số tiền tương đối nhiều để chi trả phí xe. Cuộc sống như vậy gần như khiến anh phát điên.

Ảnh minh họa

Quả thực việc sở hữu ô tô rất tiện nhưng sẽ tiêu tốn nhiều tiền bạc, không phù hợp với những người mới ra ngoài xã hội và có mức lương thấp.

Vì vậy, dù mua ô tô hay mua nhà, bạn cũng không nên làm một cách bốc đồng. Tất nhiên, tốt hơn hết là bạn nên đợi vài năm trước khi đưa ra quyết định, khi tư duy của bạn đã trưởng thành hoặc bạn đã hiểu biết nhất định về việc chấp nhận rủi ro, khả năng chịu đựng căng thẳng,...

Về mặt lý thuyết, giá ô tô sẽ thấp hơn nhiều so với giá nhà và việc đạt được mục tiêu này sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một chiếc ô tô được coi là một vật tiêu hao. Nếu bạn hiếm khi lái nó thì việc mua nó sẽ chỉ là một sự lãng phí tiền bạc.

Khi có kế hoạch tài chính vững vàng, có mục tiêu rõ ràng cho từng giai đoạn của cuộc đời thì việc mua gì không phải là vấn đề, từ đó áp lực cũng giảm đi rất nhiều. Với những bạn trẻ, hãy hiểu và nắm vững các kiến thức về tài chính cá nhân.