Trẻ suy dinh dưỡng có nguy hiểm không?
Trẻ suy dinh dưỡng có thể trạng gầy yếu thường bắt gặp phổ biến ở các quốc gia chậm phát triển.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng. Có thể do trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc do trẻ mắc bệnh nên cơ thể không thể thu nạp được chất dinh dưỡng từ thức ăn dẫn đến thể trạng gầy yếu, chậm phát triển.
Trẻ suy dinh dưỡng có nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào? trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ chậm tăng cân
Nếu trẻ có cân nặng ở dưới mức cân nặng chuẩn theo độ tuổi quá nhiều thì đó cũng là dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng.
Thông thường, giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, cân nặng và chiều cao của bé sẽ phát triển chậm hơn trước nên cha mẹ phải theo dõi sát sao mới có thể đánh giá đúng được.
Ở trẻ suy dinh dưỡng, chiều cao và cân nặng của bé thường không đổi trong vòng 3 tháng liền. Nếu thấy cân nặng và chiều cao của bé nằm dưới vùng chuẩn của biểu đồ thì chứng tỏ trẻ đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cha mẹ cần điều chỉnh ngay chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt để cải thiện tình hình phát triển thể chất của trẻ.
Cần lưu ý thêm, nếu cân nặng của trẻ nhẹ hơn 20% so với cân nặng tiêu chuẩn trung bình và chiều cao thấp hơn 10% so với chiều cao tiêu chuẩn trung bình thì khả năng cao trẻ sẽ mắc bệnh suy dinh dưỡng.
Trẻ chậm phát triển vận động
Một dấu hiệu suy dinh dưỡng khác là trẻ chậm phát triển vận động.
Với trẻ nhũ nhi, nếu 7 tháng tuổi mà vẫn chưa biết lật, 10 tháng tuổi không thể tự ngồi được một mình, khi 12 tháng tuổi không đứng được, 18 tháng tuổi không biết đi thì chắc chắn, trẻ đã bị chậm phát triển hơn so với tiêu chuẩn. Lúc này, cha mẹ hãy đưa ngay con tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp.
Trẻ mệt mỏi, hay đau ốm và kém linh hoạt
Từ thói quen ăn uống của trẻ cũng có thể chẩn đoán được trẻ có bị suy dưỡng hay không. Nếu trẻ có các biểu hiện như: Biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần ăn theo nhu cầu của lứa tuổi đều là những dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, các vấn đề về sức khỏe như trẻ bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, hay đau ốm, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng bởi đây chính là những dấu hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ đang gặp vấn đề.
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng được các chuyên gia khuyên nên có các thành phần quan trọng dưới đây:
Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Vitamin D sẽ giúp trẻ hấp thụ canxi tốt nhất, vì vậy hãy cho trẻ tắm nắng nhiều vào buổi sáng và ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, cá, đậu phụ, nấm…
Thực phẩm giàu protein
Protein được coi là thành phần vàng cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy protein cần được bổ sung hơn mức bình thường cho những trẻ em suy dinh dưỡng.
Một số loại thực phẩm cung cấp lượng protein dồi dào cho trẻ như sữa và các chế phẩm từ sữa.
Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc, vừng, lúa mì…Ở từng độ tuổi sẽ có hàm lượng protein cần mỗi ngày như sau:
+ Trẻ em từ 1–3 tuổi cần ít nhất 13g protein mỗi ngày.
+ Trẻ từ 4–8 tuổi cần 19g protein mỗi ngày.
+ Trẻ lớn hơn từ khoảng 9–13 tuổi cần 34g protein mỗi ngày.
Thực phẩm giàu calo
Các thực phẩm giàu calo và chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh toàn diện. Một số loại thực phẩm giàu calo cần bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng như các loại hạt vỏ cứng (óc chó, hạnh nhân, đậu phộng…), pho mát, sữa, bơ và trái cây khô...
Thực phẩm chứa kẽm và selen
Kẽm và Selen là 2 chất cần thiết cho cơ thể trẻ suy dinh dưỡng. Kẽm cải thiện chiều cao và cân nặng của trẻ rất rõ rệt thậm chí được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho trẻ. Còn selen là chất đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Việc thiếu selen trong chế độ ăn lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm miễn dịch, viêm khớp, hen suyễn, đục thủy tinh thể… Do đó, cần bổ sung selen vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ để đảm bảo cho sự phát triển khoẻ mạnh của bé.
Các loại hải sản, cá biển, nấm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt,… là những thực phẩm rất giàu selen.
Rau xanh và trái cây
Trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Vì vậy, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi cho trẻ sẽ giúp hạn chế việc bị đau bụng và giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Từ đó, thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Đầu tiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng.
Nếu là nguyên nhân bệnh tật
Mẹ cần tìm cách chữa trị bệnh tình cho con, đưa bé tới bệnh viện để thăm khám và có phương pháp chữa trị. Cùng với đó, mẹ nên kết hợp với chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho bé.
Nếu bé suy dinh dưỡng do biếng ăn
Mẹ cần có có kế hoạch thay đổi thói quen nấu nướng của mình. Luôn đổi món để thay đổi khẩu vị giúp trẻ không cảm thấy chán ăn.
Bổ sung các thực đơn giàu dinh dưỡng để tăng cường chất cho con. Các loại thực phẩm giàu vitamin D, kẽm, selen, calo, chất xơ như đã kể trên.
Có thể kết hợp bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng để tăng cường dưỡng chất cho bé, kích thích bé ăn ngon và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ như: Cho bé ngủ đủ giấc trong ngày, đi ngủ đúng giờ. Cho bé tham gia các hoạt động thể chất như chơi thể thao, vui chơi ngoài trời để cơ thể được vận động và hấp thụ Vitamin D từ ánh sáng tự nhiên.
Một chế độ sữa đầy đủ mỗi ngày cũng hỗ trợ cho dinh dưỡng để bé tăng cân tốt hơn.
Vậy trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì?
Các mẹ có thể bổ sung sữa cho bé như sau:
+ Nếu bé có cơ địa nóng trong, hay táo bón thì các mẹ nên cho bé uống các loại sữa mát, dễ tiêu hoá, giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, dễ hấp thụ dinh dưỡng như các loại sữa có thành phần hệ chất xơ hòa tan FOS, các lợi khuẩn Bifidobacteria hỗ trợ hệ tiêu hóa. Chất đạm thủy phân và chất béo chuỗi trung bình (MTC) giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
+ Nếu bé có cơ địa mát, tiêu hoá tốt thì nên cho bé uống mẹ chỉ cần chọn 1 chỉ số duy nhất là chỉ số năng lượng/ 100ml sữa. Một số nhãn hàng sữa dòng tăng cân có thể lựa chọn như Vinamilk, Nutifood, hoặc Sữa của viện dinh dưỡng.
+ Với bé dưới 1 tuổi: Nên tránh sử dụng các loại sữa năng lượng cao, khó tiêu hóa để hệ tiêu hóa không phải làm việc quá sức. Vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi phải làm đồng thời 2 nhiệm vụ, tiêu hóa dinh dưỡng để có năng lượng tăng cân và tự hoàn thiện hệ tiêu hóa.
+ Với bé trên 1 tuổi: Hệ tiêu hóa của bé lúc này đã dần hoàn thiện, nên mẹ có thể cho bé sử dụng các loại sữa tăng cân có năng lượng cao. Mẹ có thể bổ sung các loại sữa có năng lượng cao và đồng thời bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất giúp bé ăn ngon miệng.
Trẻ suy dinh dưỡng lâu này không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hướng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ. Khi cơ thể yếu, hệ miễn dịch kém, trẻ sẽ dễ mắc phải bệnh tật hơn các trẻ bình thường.
Vì vậy, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và tình hình cân nặng của con thường xuyên. Nếu trẻ suy dinh dưỡng nặng phải đưa bé đến bệnh viện thăm khám để kịp thời chữa trị.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...