Trẻ mọc răng biếng ăn khiến cả nhà lo lắng, cha mẹ hãy áp dụng cách này
Nội dung bài viết:
Lịch mọc răng của trẻ
Từ 6 - 9 tháng: Mọc 4 răng cửa giữa. Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ gây đau đớn cho bé nhiều nhất, trẻ có thể cáu gắt, khó chịu, bỏ bú và sốt nhẹ. Sau khi 2 răng cửa hàm dưới xuất hiện, 2 răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục mọc khi bé bước sang tháng thứ 8.
Từ 7 - 10 tháng: Mọc tiếp 2 răng cửa trên. Khi bé được 7 - 10 tháng, 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục nhú mọc, 2 răng cửa hàm dưới thường xuất hiện muộn hơn, mọc khi bé bước vào tháng thứ 16.
Từ 12 - 14 tháng: Mọc 4 răng hàm sữa. Sau khi răng cửa mọc đầy đủ, răng hàm sẽ xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên, đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa. Tiếp theo là sự xuất hiện của hai chiếc răng hàm dưới đối diện với hai chiếc răng hàm trên.
Từ 16 - 18 tháng: Mọc 4 răng nanh sữa. Chiếc răng nanh sữa hàm trên mọc khi trẻ được 16 - 18 tháng, lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm. Hai răng nanh hàm dưới sẽ xuất hiện sau khi 2 chiếc răng nanh sữa hàm trên mọc đầy đủ. Trong một vài trường hợp, trẻ phải đến 22 tháng mới nhú mọc đầy đủ bốn chiếc răng nanh sữa.
Từ 20 - 30 tháng: Mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng. Hai chiếc răng hàm cuối cùng sẽ lấp đầy hàm dưới vào tháng thứ 20. Khi hai răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của hai răng hàm cuối cùng của hàm trên.
Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?
Thông thường trẻ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên răng có thể mọc bất cứ thời điểm nào, chiếc răng đầu tiên có thể xuất hiện khi trẻ bước sang tháng thứ 3 xuyên suốt đến tháng thứ 15, phổ biến là từ 4 đến 9 tháng tuổi. Đó là quá trình hình thành bộ răng đầu tiên, gọi là răng sữa.
Răng mọc lên và phá vỡ các nướu răng. Những triệu chứng đau nhức, biếng ăn bắt đầu khoảng 3-5 ngày trước khi chiếc răng xuyên qua da.
Bé mọc răng biếng ăn bao lâu thì hết sẽ tùy thuộc vào cơ địa cũng như khả năng chống chọi với những triệu chứng khó chịu của từng trẻ. Sau khi răng đã mọc thì tình trạng khó chịu, lười ăn, biếng ăn này sẽ dần hết.
Vì sao trẻ mọc răng lại biếng ăn?
Tình trạng biếng ăn trong giai đoạn mọc răng là do trong thời kỳ này để răng nhô ra ngoài, nướu bị sưng dần nứt ra cho mầm răng nhú lên. Quá trình nướu bị phân tách gây viêm, sưng khiến bé đau nhức, biếng ăn.
Khi mọc răng, enzyme trong cơ thể trẻ sẽ tập trung cho việc hỗ trợ răng nhô ra khỏi lợi, dẫn đến việc trẻ biếng ăn do thiếu enzyme tiêu hóa thức ăn. Cha mẹ hãy bổ sung enzyme cho trẻ bằng cách sử dụng các thực phẩm tươi sạch có trong tự nhiên, các loại hạt nảy mầm… hoặc dùng trực tiếp sản phẩm enzyme hỗ trợ.
Biểu hiện mọc răng ở trẻ
Lợi đỏ, sưng, đau nhức
Chảy dãi, tuyến nước bọt tiết nhiều làm mát dịu nướu đang bị sưng
Hệ tiêu hóa bị rối loạn do thời kỳ này trẻ dồn hết năng lượng vào việc mọc răng.
Sức đề kháng bảo vệ cơ thể kém đi.
Bé mọc răng không chịu bú bình hoặc cả bú mẹ.
Quấy khóc, khó chịu
Hay mút tay, cắn bất cứ vật gì có trong tay do lợi bị ngứa, chà xát má, vò tai.
Ngủ không ngon giấc do lợi ngứa ngáy, bứt rứt nên bé hay giật mình, quấy khóc khi ngủ.
Khi mọc răng, bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức lợi, có thể bú kém hoặc thậm chí bỏ bú, lâu dài gây nên tình trạng sụt cân.
Phần cằm và quanh miệng có thể bị nổi ban.
Bé có thể bị sốt, rôm sảy, tiêu chảy, tiêu phân lỏng, ho, sổ mũi,…
Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao?
Trẻ mọc răng biếng ăn khiến cân nặng sụt giảm, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, trong thời kỳ này bố mẹ cần đặc biệt quan tâm chăm sóc bé. Vậy mẹ phải làm gì khi trẻ mọc răng biếng ăn?
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Không nên ép con ăn nhiều. Trẻ mọc răng thường không chịu ăn, ăn ít hơn so với bình thường hoặc bé mọc răng lười bú . Mẹ lưu ý tuyệt đối không dọa nạt, mắng mỏ. Thay vì “tra tấn” tâm lý của trẻ, mẹ cần kiên trì và dỗ dành khi cho trẻ ăn.
Mẹ nên ưu tiên chế biến các món ăn mềm, dễ nuốt cho trẻ. Chú ý lựa chọn thực phẩm tươi, đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, đảm bảo 4 nhóm thực phẩm như chất đạm, chất béo, chất bột và rau xanh. Không nên cho trẻ ăn khi thức ăn còn quá nóng hay những đồ ăn quá lạnh.
Bổ sung canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày giúp hỗ trợ cho quá trình mọc răng
Cho trẻ uống thêm nước ấm mỗi ngày để giảm đau, làm sạch vùng miệng.
Bố mẹ nên dành thời gian ôm ấp, chơi với con. Trong giai đoạn này, tính khí trẻ thường thay đổi thất thường, cáu kỉnh, mẹ cần kiên nhẫn “làm bạn” với trẻ, dành nhiều thời gian hơn cho con, trò chuyện hoặc chơi cùng con để trẻ quên đi việc đau răng.
Massage vùng nướu của con, mẹ lưu ý trước khi massage cần rửa tay sạch sẽ.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày. Mẹ có thể dùng miếng gạc hoặc khăn mềm và nước sạch, quấn quanh ngón tay rồi lau nhẹ nhàng vùng khoang miệng cho bé để tránh viêm nhiễm.
Cho trẻ uống nước lọc ấm sau khi bú và ăn xong.
Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng con.
Nếu sốt cần cho trẻ uống hạ sốt, lấy khăn ấm lau toàn cơ thể.
Trường hợp quá đau nhức, bỏ ăn, quấy khóc… Bố mẹ phải thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện Nhi để được điều trị, giúp giảm các triệu chứng.
Bé thường có thói quen cắn những đồ vật xung quanh vì ngứa lợi. Mẹ nên đưa cho bé các loại hoa quả để bé cắn khi ngứa, mẹo nhỏ này giúp bé giảm ngứa lợi và kích thích lợi, giúp răng mọc dễ dàng hơn.
Thực đơn cho bé mọc răng
1. Thực phẩm xay nhuyễn
Đây là thực phẩm mềm và xốp, cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những bé lớn cũng có thể ăn loại thực phẩm này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn không quá khó khăn.
Bố mẹ có thể nghiền trái cây và rau củ quả bằng cách nấu đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố. Có thể cho bé ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh nhưng nướu răng đang mọc sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.
2. Bánh ăn dặm
Bánh có bán trong các cửa hàng và siêu thị dành cho bé. Bánh sẽ mềm ra khi kết hợp với nước bọt. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.
3. Các loại rau nấu chín
Bố mẹ nên tập cho trẻ có thói quen ăn rau ngay từ khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Nếu bé lớn hơn thì nên hỏi ý kiến xem trẻ thích ăn rau gì, cho trẻ ăn theo ý thích để trẻ ăn được nhiều hơn.
Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.
4. Đồ uống mát
Đồ uống mát có thể làm dịu những cơn quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.
Trẻ trên 12 tháng thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.
Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Bố mẹ đừng quá lo lắng tình trạng trẻ mọc răng biếng ăn mà hãy chú ý những thay đổi của bé để có cách chăm sóc tốt hơn, nhất là việc ăn uống và nghỉ ngơi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...