Trẻ biết gọi mẹ trước tháng tuổi này: Điềm báo lớn lên sẽ thông minh hơn người
Trẻ biết gọi mẹ trước mốc tuổi này, lớn lên sẽ rất thông minh:
Nếu trẻ ở sát mốc 1 tuổi, đã biết gọi mẹ ơi, ba ơi... chứng tỏ khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ rất tốt. Thậm chí, khi trẻ cất tiếng gọi "mẹ ơi", "ba ơi" kèm theo hành động nhìn chằm chằm vào bố mẹ để đợi sự đáp lại, chứng tỏ đó là lời nói có ý thức. Sau khi lớn lên, những đứa trẻ này sẽ rất thông minh.
Ngược lại, nếu trẻ đã được 2 tuổi mà chỉ nói được 1, 2 từ hoặc thậm chí chưa biết nói. Điều này chứng tỏ, trẻ rất có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ, bố mẹ cần chú ý theo dõi hoặc nhanh chóng đưa con đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. Bằng không, trẻ có thể mắc chứng tự kỷ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều yếu tố về sau.
Những cột mốc phát triển trong quá trình học nói của trẻ:
- Trẻ sinh ra đến 3 tháng tuổi: Trẻ sẽ phát ra những âm thanh đầu đời, chủ yếu là nguyên âm đơn như ahh ahh...
- 2 - 3 tháng tuổi: Trẻ phát ra chủ yếu là tiếng khóc, nhưng có nhiều biểu hiện khác nhau.
- 3 - 4 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu bập bẹ phát ra những âm thanh như muh muh, bah bah...
- 5 - 6 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu tăng giảm âm lượng và cường độ âm thanh giọng nói.
- 7 - 12 tháng tuổi: Trẻ cố gắng bắt chước giọng nói của người lớn bằng các cụm từ như bah bah, dee dee dah....
- 12 - 16 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu nói những từ có nghĩa như mama, baba. Thậm chí, ở cột mốc 16 tháng tuổi, trẻ đã có thể gọi "mẹ ơi", "ba ơi" rất rõ,...
- 18 tháng tuổi trở lên: Bé nói được các cụm từ gồm 2 tiếng trở lên, phức tạp và đa nghĩa hơn.
Những phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ từ trong bụng mẹ:
1. Giao tiếp với con nhiều hơn: Không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn hình thành mối liên kết tình cảm giữa bé với mẹ
2. Cho trẻ nghe nhạc: Bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi đã có thể cảm nhận giai điệu của âm nhạc. Vì vậy, nếu cho trẻ nghe nhạc có thể giúp trẻ cải thiện trí thông minh và khả năng sáng tạo.
3. Dạy con thông minh từ trong bụng mẹ: Giúp thai nhi sớm cảm nhận được tác động bên ngoài, đồng thời tăng lượng máu và ô-xy nuôi dưỡng trẻ trong bụng mẹ.
4. Ăn đủ chất: Trong thai kỳ, mẹ nên bổ sung nhiều a-xít béo omega 3, thành phần quan trọng “xây dựng” bộ não con người.
5. Tắm nắng: Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo mẹ bầu nên thường xuyên tắm nắng, mỗi ngày từ 15 – 20 phút để hấp thụ thêm vitamin D, không chỉ giúp xương và răng trẻ phát triển mà còn gia tăng khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...