Trẻ bị táo bón: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Nguyên nhân khiến khiến trẻ bị táo bón
Thành phần thức ăn không phù hợp, trẻ ăn quá ít
Khẩu phần ăn không thích hợp hoặc trẻ mắc chứng biếng ăn khiến lượng phân hình thành trong ruột cũng ít theo. Phân bị giữ lại ở ruột già quá lâu càng bị mất hết nước. Hậu quả là trẻ khó đi đại tiện.
Những trẻ lớn hơn nếu chỉ thích ăn thức ăn giàu protein, ít ăn hoặc không ăn rau thì cơ thể không đủ chất xơ lâu ngày cũng dễ gây ra chứng táo bón.
Đại tiện không có giờ giấc
Nhu động ruột chịu sự chi phối cơ chế thần kinh. Nếu mỗi ngày bạn rèn cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ thì dần dần cơ thể sẽ hình thành được phản xạ đó.
Cứ đến giờ, trẻ sẽ có cảm giác muốn đại tiện, phân trong kết tràng cũng sẽ không bị tồn ứ quá lâu và khô. Trẻ sẽ đi đại tiện dễ dàng và có quy luật, giảm nguy cơ bị táo bón.
Việc đại tiện khó khăn gây nứt hậu môn, đau đớn làm trẻ sợ và không muốn đi. Vì vậy trẻ thường xuyên “nhịn” tạo thành thói quen, dần dần có thể bị táo bón mạn tính.
Chức năng ruột có vấn đề
Nhiều trẻ do thiếu dinh dưỡng hoặc mắc các chứng như suy giảm chức năng tuyến giáp v.v… làm cho thành ruột và vách cơ bụng bị nhão, đại tiện khó khăn, dẫn đến táo bón.
Biện pháp xử lý tác động bên ngoài khi trẻ bị táo bón
Massage
Đặt lòng bàn tay lên bụng trẻ và nhẹ nhàng massage theo chiều kim đồng hồ. Động tác này có thể tăng kích thích nhu động ruột, thúc đẩy cảm giác đại tiện, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa rất tốt cho trẻ.
Bơm dịch khai thông hậu môn
Cho trẻ nằm nghiêng ở tư thế tự nhiên, thoải mái nhất. Bạn lấy ống bơm hậu môn chuyên dụng đã cắt phần đầu nhọn, nhớ là miệng ống phải trơn láng để tránh làm tổn thương da trẻ. Từ từ đưa đầu ống bơm nhét vào hậu môn trẻ, nhẹ nhàng bóp túi cao su cho dịch thuốc bắn vào sâu trong hậu môn, sau đó rút ống bơm ra.
Bạn dùng khăn sạch lau cửa hậu môn cho trẻ để tránh dịch thuốc chảy ngược làm bẩn và gây ẩm ướt. Cố gắng dỗ dành để trẻ nằm yên cho dịch thuốc có thể giữ được lâu trong cơ thể trẻ, giúp kích thích đường ruột và làm mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón.
Dùng thuốc nhét hậu môn Glycerol Suppositories
Mở bao bì của thuốc Glycerol Suppositories, từ từ nhét vào cửa hậu môn của trẻ, sau đó nhẹ nhàng mát xa cửa hậu môn và giữ trẻ nằm yên vài phút để thuốc có thể hòa tan và kích thích cho trẻ đại tiện. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cách chữa này.
Điều trị táo bón cho trẻ phải kết hợp từ bên trong cơ thể
Theo PC Baby, ngoài biện pháp tác động bên ngoài để kích thích trẻ đại tiện dễ dàng, những yếu tố bên trong cơ thể sẽ đóng vai trò quan trọng hơn.
Khi trẻ có biểu hiện táo bón, bạn cần chú ý dỗ dành cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường chất xơ. Những loại rau cải lý tưởng gồm có cải bó xôi, rau cần, rau muống, cải bẹ trắng v.v…; có thể cho trẻ ăn thêm chuối, lê và kết hợp các loại ngũ cốc.
Tốt nhất nên hạn chế các món như kem, phô mai, cà rốt v.v… vì các thực phẩm này có thể làm tình trạng táo bón của trẻ nặng hơn.
Mỗi ngày chú ý cho trẻ bổ sung nước để hỗ trợ làm “mềm hóa” phân trong đường ruột.
Cho trẻ ăn cơm đúng giờ và có thói quen nghỉ ngơi khoa học. Những thói quen tốt này chính là đồng hồ sinh học của cơ thể, có lợi cho dịch vị hoạt động bình thường, hỗ trợ tiêu hóa tốt, đại tiện dễ dàng.
Làm gì để phòng ngừa trẻ bị táo bón
Điều chỉnh thực đơn hàng ngày
Dạ dày, đường ruột của trẻ cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng từ người lớn. Đa số chứng táo bón mang tính chức năng phần nhiều là do ăn uống thiếu khoa học gây ra.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thức ăn chủ yếu chính là sữa. Bên cạnh đó, chức năng dạ dày, ruột còn non yếu, nhu động ruột chậm chạp sẽ càng khiến bé khó đại tiện. Chính vì vậy, bạn cần cho trẻ uống thêm nước vừa phải, hoặc kết hợp nước ép trái cây, nước ép rau xanh pha loãng.
Trẻ lớn hơn có thể khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ quả và lương thực thô để tăng cường chất xơ đầy đủ, hạn chế tình trạng phân bị khô và ứ đọng lâu trong ruột gây táo bón.
Hỗ trợ trẻ sinh hoạt điều độ, đại tiện đúng giờ
Tập thói quen sống tích cực chính là nền tảng giúp trẻ có sức khỏe tốt và ít nguy cơ bị táo bón. Bạn nên sắp xếp thời gian biểu khoa học từ khi trẻ còn nhỏ. Thói quen tốt giúp trẻ hình thành nếp sống tốt, tạo cho cơ thể có một đồng hồ sinh học hợp lý.
Vận động thường xuyên
Trẻ thường xuyên vận động giúp nhu động ruột được tăng cường, dễ sinh ra cảm giác đói. Trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn và cơ chế đại tiện cũng trở nên điều đặn, dễ dàng.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể tích cực vuốt ve, massage và giúp trẻ cử động cơ thể với vài động tác nhẹ nhàng.
Tác động của người lớn lên cơ thể bé sẽ giúp các cơ thêm dẻo dai, xương khớp có điều kiện phát triển tốt, các cơ quan bên trong cơ thể cũng được “tập luyện”, giúp bé có sức đề kháng tốt và ít bị táo bón.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...