Trẻ bị táo bón là khi trẻ đi ngoài dưới 2 - 3 lần/ tuần kèm theo một số những biểu hiện như:

- Khó đi ngoài, mỗi lần đi phải cố dặn

- Phân của bé khô cứng, phân dê

- Bé bị đau bụng, chướng bụng, thỉnh thoảng còn thấy bụng cuộn lên, căng cứng

- Bé đi ngoài có lẫn máu hoặc lẫn giấy vệ sinh

- Bé bị táo bón còn có biểu hiện như da dẻ xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, mặt nghệt ra lúc nào cũng giống như đang rặn ị.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này thì bé đã mắc chứng táo bón. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo, thiếu chất xơ và uống ít nước. Vậy trẻ bị táo bón nên ăn gì?

Trẻ bị táo bón nên ăn gì để con nhanh khỏi?

Khi trẻ bị táo bón, mẹ có thể cho trẻ ăn các món ăn nhuận tràng cho trẻ. Đối với trẻ dưới 6 tháng (chưa ăn dặm), và trẻ vẫn còn đang bú mẹ thì mẹ cũng nên ăn những thực phẩm nhuận tràng để giúp bé ngừa táo bón hiệu quả. Những thực phẩm trẻ bị táo bón nên ăn đó là:

1. Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ tồn tồn tại ở ruột già là môi trường cho các vi khuẩn có lợi lên men, hút nước, giúp làm mềm phân, làm phân dễ thải ra ngoài. Trẻ bị táo bón chủ yếu là do thiếu chất xơ gây nên tình trạng phân đặc, khó thải ra ngoài.

Vì vậy, trẻ bị táo bón nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ trẻ nên ăn như:

- Rau xanh các loại như rau khoai lang, mồng tơi, súp lơ, cải xanh, rau diếp cá, rau bina...

- Hoa quả tươi như cam, bưởi, đu đủ, chuối tiêu, xoài, lê, táo, kiwi...

- Các loại củ như khoai lang, củ cải đường... đặc biệt là khoai lang có tác dụng trị táo bón cực kỳ hiệu quả cho trẻ.

Trong giai đoạn con đang bị táo bón, mẹ có thể cho con ăn tăng các thực phẩm giàu chất xơ lên 100 - 200g/ bữa. Đến khi con đã đi ngoài được thì mẹ chỉ nên bổ sung chất xơ ở mức trung bình.

Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ khi bị táo bón (Ảnh minh họa)

2. Uống đủ nước

Cấp đủ nước cho đường ruột sẽ giúp làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón. Mẹ cần cho bé uống đủ nước hàng ngày với lượng uống phù hợp với từng tuổi của con. Cụ thể:

- Bé dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn không cần uống thêm nước, nếu con bị táo bón thì cho uống thêm 100 - 200ml/ ngày.

- Bé từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300ml/ ngày

- Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600ml nước/ ngày

- Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000ml nước/ ngày

- Trẻ từ 10 tuổi trở lên uống nước bằng lượng của người lớn, từ 1500 - 2000ml nước/ ngày.

Ngoài nước lọc, mẹ cho con uống thêm nước hoa quả, nước cam, sinh tố. Tổng lượng nước các loại uống như chỉ dẫn trên.

Cho trẻ uống đủ nước (Ảnh minh họa)

3. Ăn thực phẩm giàu kẽm và magie

Magie và kẽm có tác động giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đại tràng bài tiết chất thải ổn định hơn. Magie và kẽm cũng giúp điều hòa hệ thần kinh, vận chuyển canxi vào não, tổng hợp hormon tăng cường hệ miễn dịch.

Những thực phẩm giàu magie ngừa táo bón cho trẻ nên ăn như các hạt nguyên xơ, ngũ cốc như vừng đen, hạt lanh, hạt hướng dương, yến mạch, lúa mì, dưa hấu...

Những thực phẩm giàu kẽm trẻ bị táo bón nên ăn như tôm, cua, thịt bò, hàu, ngũ cốc...

4. Ăn sữa chua

Sữa chua chứa probiotic là một thành phần quan trọng trong sản xuất các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Probiotic giúp hệ tiêu hóa hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, đường ruột hoạt động tốt hơn, ngừa táo bón.

Khi bé bị táo bón, mẹ có thể cho bé dưới 12 tháng ăn 1/2 hũ sữa chua, bé trên 12 tháng ăn 1 hũ sữa chua/ ngày.

5. Uống sữa mát, có thành phần chất xơ hòa tan

Đối với bé đang uống sữa công thức, bé bổ sung thêm sữa công thức thì mẹ nên chọn những loại sữa mát. Sữa mát là loại sữa không có thành phần đường mía, vị ngọt tự nhiên, dịu nhẹ gần như sữa mẹ, bổ sung chất xơ giúp đường ruột hoạt động tốt hơn.

6. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi tính hàn, giúp lợi tiểu, giải độc, chất pectin và tinh bột polysaccharide trong rau mồng tơi giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích nhu động ruột và nhuận tràng.

Bé bị táo bón mẹ có thể cho con ăn 1 bữa/ ngày liên tục trong 3 ngày. Sau đó giảm dần, tuần ăn 3 - 4 bữa là được.

7. Rau dền đỏ

Rau dền đỏ tính mát, vị ngọt, lợi tiểu, sát trùng và đặc biệt có thể chữa táo bón hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ ăn rau dền 1 bữa/ ngày khi con bị táo bón. Luộc hoặc nấu canh và cho bé ăn hàng ngày sẽ giúp bé có thể ngăn ngừa táo bón tốt nhất. Khi bé đã hết táo bón, tuần mẹ nên duy trì cho con ăn 2 - 3 bữa.

8. Khoai lang

Khoai lang là một trong những thực phẩm chữa táo bón cho trẻ hiệu quả bởi khoai lang giàu chất xơ hòa tan dưới dạng cellulose và lignin, chất xơ và pectin có thể cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Mẹ có thể cho bé ăn 1 bữa/ ngày khi con bị táo bón và sau khi hết có thể cho con ăn 2 - 3 bữa/ tuần để ngừa táo bón.

 9. Chuối chín

Cũng giống như khoai lang, chuối chín giàu kali, acid folic, vitamin B6, pectin, 12% chất xơ cần thiết cho cơ thể, kích thích nhu động ruột hoạt động, ngừa táo bón. Mẹ có thể cho bé ăn 1 quả chuối/ ngày, bé dưới 12 tháng thì ăn 1/2 quả/ ngày.

10. Bột sắn dây

Hòa bột sắn dây thành nước hoặc nấu chín bột cho bé ăn có tác dụng ngừa táo bón, chữa táo bón hiệu quả. Khi con bị táo bón mẹ có thể cho trẻ ăn hoặc uống nước sắn dây 1 bữa/ ngày. Khi con hết táo bón mẹ có thể duy trì cho bé ăn 1 - 2 bữa/ tuần để phòng tránh táo bón.

11. Táo

Táo cũng là một loại thực phẩm giúp chữa táo bón cho trẻ em hiệu quả. Ăn 1 quả táo sau bữa ăn 15 phút sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho bé.

12. Mật ong với vừng đen

Vừng đen kết hợp với mật ong có tác dụng ổn định tiêu hóa, làm chất bôi trơn cho quá trình đi đại tiện, trị táo bón cho trẻ. Mẹ có thể nấu cháo vừng đen cho bé, mật ong thêm ít nước chanh cho bé uống sẽ giúp con nhanh hết táo bón.

Trẻ bị táo bón không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm trẻ bị táo bón nên ăn thì mẹ cũng không nên cho con ăn những thực phẩm sau:

1. Thịt đỏ

Thịt đỏ như thịt bò, thịt dê… giàu đạm và chất béo. Khi bé bị táo bón ăn nhiều chất đạm, chất béo sẽ khiến cho tình trạng táo bón nặng thêm. Mẹ có thể thay thế thịt đỏ bằng thịt gà, cá nước ngọt cho bé ăn sẽ giúp dễ tiêu hơn.

2. Ngũ cốc đã qua chế biến

Ngũ cốc đã qua chế biến giảm lượng chất xơ, giàu chất bột sẽ làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng nề hơn.

3. Bánh mì

Bánh mì giàu tinh bột, có thể hút nước sẽ khiến cho trạng thái táo bón trở nên nặng nề hơn.

Đó là những thực phẩm trẻ bị táo bón nên ăn và không nên ăn. Khi con bị táo bón, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần có sự tư vấn của bác sĩ khi chữa táo bón cho con.