Trẻ 8 tháng bị táo bón: Mách cha mẹ cách xử lý nhanh và hiệu quả nhất
Nội dung bài viết
Trẻ 8 tháng bị táo bón có rất nhiều nguyên nhân. Đây có thể chỉ là một rối loạn tạm thời nhưng cũng có thể là một triệu chứng của các bệnh lý. Với những em bé dưới một tuổi, việc xử lý tình huống táo bón sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Điều này trở thành nỗi ám ảnh của nhiều ông bố bà mẹ có con nhỏ.
Táo bón là gì?
Hệ tiêu hóa hoạt động theo nguyên tắc chiều dọc. Thức ăn được đưa xuống dạ dày, chất dinh dưỡng và nước được hấp thụ còn chất thảo sẽ trở thành phân. Phân thải ra sẽ mềm khi có đủ hai điều kiện, một là các cơ ruột già và trực tràng cơ giãn đẩy phân dọc theo ruột ra bên ngoài, hai là phải có đủ lượng chất trong chất thải.
Nếu một trong hai cơ chế này rối loạn hoặc nhu động ruột kém hoặc quá ít thì đều có thể gây ra táo bón. Táo bón không tính bằng số lần đi ngoài mà dựa trên tính chất phân. Đây là hiện tượng đi ngoài phân cứng và không thường xuyên trong thời gian dài.
Dấu hiệu trẻ bị táo bón
Cũng giống như người lớn, các bé dưới một tuổi thường tự quyết định mọi thứ cho riêng bản thân mình. Có thể cha mẹ không biết việc đào thải cặn bã khỏi cơ thể cũng do bé tự mình quyết định. Mỗi bé thì có một thời gian riêng của mình nên phụ huynh không nên tính số lần đi ngoài mà xét tính chất phân.
Nếu phân đi ra ngoài mềm, không rắn, không gây chảy máu hậu môn thì bé không bị táo bón. Nếu đến ngày thứ hai, thứ ba mà bé vẫn chưa đi ngoài thì cũng chưa có gì phải quá lo lắng rằng bé bị táo bón. Bé có những thời gian riêng của mình.
Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thường có phân mềm, sền sệt. Trong sữa mẹ có nhiều chất nhuận tràng, thế nên nếu mẹ cung cấp đủ nước và chất xơ cho cơ thể, bé sẽ ít bị táo bón hơn.
Với những bé nuôi bằng sữa ngoài thì phân sẽ cứng, sẫm màu hơn và việc đi ngoài cũng ít hơn các bé được nuôi bằng sữa mẹ. Khi bé bắt đầu ăn dặm, phân cũng sẽ có khuôn hơn và số lần đi ngoài ít hơn trước đó.
Như đã nói ở trên trẻ chỉ bị táo bón khi đi ngoài phân cứng và không thường xuyên chứ không tính bằng số lần đi ngoài. Khi trẻ 8 tháng bị táo bón, bé sẽ đi ngoài ít hơn bình thường và thường gặp khó khăn vì phân cứng hoặc to, bé bị đau hoặc đôi khi có máu. Nếu tình trạng này hết trong vòng chưa tới một tuần thì gọi là táo bón cấp tính. Nhưng nếu trẻ bị táo bón lâu ngày từ hai tuần trở lên thì nên lưu ý vì bé có thể đang bị táo bón mãn tính, mẹ cần có biện pháp xử lý ngay.
Triệu chứng trẻ 8 tháng bị táo bón
Càng lớn tháng tuổi, bé sẽ tự điều chỉnh việc đi ngoài của mình lại và sẽ chẳng có gì lạ khi bé không đi ngoài vài ngày khi bắt đầu ăn dặm. Để biết con có táo bón hay không, mẹ nên quan sát thói quen đi vệ sinh của con và để ý tính chất phân để xác định.
Trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón là khi mẹ thấy phân của bé cứng, tròn giống như viên bi. Bé có thể sẽ đi ngoài ít hơn thói quen trước đó của con, dấu hiệu bất thường trung bình là khi bé đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần.
Bên cạnh đó, bé sẽ có một vài dấu hiệu khó chịu khi đi ngoài như rặn, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo. Lúc này phân ra ngoài sẽ có lẫn vệt máu, một biểu hiện của tình trạng rách hậu môn. Trường hợp này có thể dễ nhận biết vì bé sẽ quấy khóc bất thường và nín sau khi đi ra ngoài nhiều phân.
Nếu bị táo bón, tâm tính của bé cũng sẽ thay đổi so với bình thường. Bé sẽ cáu gắt, bồn chồn và đau bụng trước khi đi tiêu. Một số bé sẽ kém ăn trước khi đi ngoài được. Nếu bị táo bón nặng, bé có thể bị tắc ruột và mẹ có thể quan sát thấy tình trạng són phân trong quần mà bé không hay biết.
Vì sao trẻ 8 tháng bị táo bón?
Trẻ 8 tháng bị táo bón sẽ có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, tùy theo mỗi độ tuổi và chế độ sinh hoạt mà mỗi bé sẽ có một nguyên nhân khác nhau, không phải bé nào cũng giống bé nào.
Từ 0 - 6 tháng tuổi
Như đã nói ở trên những bé không bú sữa mẹ có nguy cơ bị táo bón rất cao vì thành phần chất đạm trong sữa công thức khó tiêu hơn sữa mẹ. Vì lúc này hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, lượng đường quá nhiều trong sữa ngoài có thể vượt ngưỡng hấp thu của ruột khiến cơ quan này phải tăng hấp thụ nước để hòa tan lượng đạm này. Điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ dưới 6 tháng tuổi bị táo bón.
Ngoài ra, những bé còi xương hay sinh thiếu tháng thường rất dễ bị táo bón. Lúc này, cơ bụng và thành ruột yếu cũng khiến khả năng tiêu hóa kém hơn dù bé có bú sữa mẹ trong suốt thời gian này.
Từ 6 - 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu ăn dặm nên nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị táo bón là do thức ăn ngoài. Nếu thực đơn ăn dặm quá nhiều chất đạm và chất béo mà thiếu đi chất xơ hoặc khoáng chất thì cũng có thể khiến bé bị táo bón.
Lúc này, bé cũng đã tự điều chỉnh được hành vi đi ngoài của mình nên nhiều lúc táo bón là tình trạng theo sau hành vi nhịn đi ngoài của bé. Vì mải chơi hoặc tập trung vào thứ gì đó, bé nhịn đi cầu. Thế nên đến khi đi ngoài, phân thường to, cứng, gây đau khi đi ngoài. Điều này đôi khi khiến bé sợ đi cầu và lần sau đi cầu sẽ càng đau hơn.
Ngoài ra, việc trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón cũng có thể do nguyên nhân nhu động ruột của bé chậm hoặc một số bệnh lý khác. Nếu ruột già bé quá lớn hoặc mắc một số bất thường về đường tiêu hóa, nội tiết hoặc thần kinh thì cũng có thể gặp tình trạng táo bón. Ngoài ra, việc thay đổi môi trường sống như đi nhà trẻ khiến bé thay đổi thói quen cũng là lý do khiến bé táo bón một thời gian.
Cách xử lý khi trẻ 8 tháng bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Các mẹ đừng quá lo lắng vì dù bé bao nhiêu tuổi thì cũng sẽ có cách xử lý giúp con dễ chịu và khỏe mạnh hơn. Thông thường, có hai cách mà các mẹ có thể áp dụng ngay để giúp con thoát khỏi tình trạng táo bón.
Massage cho con
Massage cũng có rất nhiều cách và nhiều vị trí, mẹ nên linh hoạt áp dụng để giải quyết tình trạng táo bón nhanh nhất cho con.
Đầu tiên, mẹ có thể dùng ngón tay xoa bụng thật nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ, ấn nhẹ ở phía bên phải. Nếu bụng mềm là bé không sao nhưng nếu bụng con cứng thì chứng tỏ bé đang bị táo bón. Lúc này, mẹ thực hiện động tác xoa bụng cho con như trên từ 5 - 10 phút.
Điều này giúp thúc đẩy nhu động ruột và giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Cách xoa bụng chữa táo bón cho trẻ sơ sinh như trên được rất nhiều mẹ áp dụng vì mang lại hiệu quả nếu con chỉ bị táo bón cấp tính.
Cách thứ hai là mẹ nắm lấy mắt cá chân của bé rồi di chuyển theo động tác bé đạp xe từ 5 - 10 phút. Việc này có thể làm tăng áp lực lên ruột, giúp bé đi cầu dễ dàng hơn.
Việc thứ ba mẹ có thể làm là bế bé đi quanh nhà trong tư thế ngồi xổm, đặt mông con lên cánh tay và để chân con gập vào bụng. Điều này cũng có thể tăng áp lực lên trực tràng, giúp con dễ dàng đi ngoài hơn.
Bên cạnh những cách trên, mẹ còn có một cách nữa là massage cho bé khi con trong bồn tắm. Đặt bé trong chậu nước tắm ngập ngang ngực sau đó nhẹ nhàng massage vùng bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ như trên.
Nếu bé có dấu hiệu muốn rặn thì mẹ nâng cao hai chân của bé, ép bụng về phía trước. Điều này có thể giúp bé đi ngoài dễ dàng, tránh táo bón và mẹ có thể tập cho bế thói quen đi ngoài đúng giờ theo cách này.
Ngoài ra, mẹ còn có thể kích thích bé đi ngoài bằng cách nhẹ nhàng lau tròn xung quanh khu vực hậu môn lúc thay tã. Bé sẽ đi ngoài dễ dàng hơn tránh táo bón và có một giờ đi ngoài nhất định nếu mẹ áp dụng thường xuyên.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Với những bé từ 6 - 8 tháng tuổi thì chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng táo bón của bé. Đầu tiên, với những trẻ uống sữa ngoài thì mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn một chút để dễ dàng hòa tan chất đạm.
Bên cạnh uống nước, mẹ có thể pha thêm một ít nước mận pha loãng hoặc nước táo vào bình sữa cho con với những bé từ 4 tháng trở lên. Nước mận, táo ép có thể giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó thì nếu trẻ 8 tháng bị táo bón, mẹ nên điều chỉnh lại thực đơn ăn dặm cho con. Đầu tiên, mẹ nên cho con uống nhiều nước hơn và bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn. Mẹ cũng nên chia một ngày thành nhiều bữa ăn vì như thế sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Trong quá trình ăn dặm, phụ huynh nên cho con ăn bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột gạo. Bên cạnh đó thì bổ sung những loại rau củ nhiều chất xơ nư cải bó xôi, bông cải, đậu, đào, lê, khoai lang... Và lưu ý nên chế biến rau củ chín đều và nghiền nát trái cây khi cho bé ăn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...