Trẻ 17 tháng tuổi mắc tay chân miệng phải lọc máu liên tục
Sáng 8-6, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) thông tin đang điều trị một bệnh nhi (17 tháng, quê Trà Vinh) mắc tay chân miệng (TCM) chuyển nặng sau 3 ngày sốt và ói, điều trị ở phòng khám tư nhưng không đáp ứng.
Đến ngày thứ 4, bệnh nhi sốt cao khó hạ, giật mình chới với nhiều cơn. Từ Trà Vinh chuyển lên BV Nhi đồng TP, mạch của bệnh nhi đã đập trên 200 lần/phút, suy hô hấp và da bông tái.
Chỉ sau 4 tiếng chuyển viện, bệnh từ độ 3 tiến triển lên độ 4. Bệnh nhi được đặt nội khí quản, thở máy. Các BS nhanh chóng thiết lập lọc máu liên tục để loại trừ cơn bão cytokin gây sốt cao lên 40-410C.
Hiện bệnh nhi đang được điều trị cách ly theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực -hống độc, đáp ứng dần với những biện pháp hồi sức tích cực kịp thời ban đầu.
BS BV Nhi đồng TP cho biết, bệnh TCM năm nay biến chuyển rất nhanh, phức tạp và khó lường. Virus gây bệnh chưa có vaccine phòng bệnh, độc tính thần kinh cao nếu mắc chủng EV71.
BS khuyến cáo nếu trẻ mắc TCM, cha mẹ nên tái khám đúng hẹn, theo sát các trường hợp sốt cao, run yếu tay chân hay ngủ giật mình vì khi trở nặng là biến chuyển rất nhanh, phức tạp.
Trước đó, BV Nhi đồng 1 TP.HCM ghi nhận một bệnh nhi 5 tuổi tử vong do mắc TCM. 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc TCM nặng tại đây cho kết quả dương tính với chủng EV71.
Năm 2011 đã bùng phát EV71 với nhiều trường hợp nặng và tử vong, chủ yếu là type C4. Đến năm 2018, số ca nặng giảm và chủ yếu là type B5. Các chuyên gia cho rằng chủng EV71 dễ có khả năng lây lan thành dịch và dễ gây biến chứng nặng.
Để chủ động ứng phó với diễn biến dịch TCM, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị, nhất là hai loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch.
Ngành y tế cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ dịch chồng dịch (TCM và sốt xuất huyết) trên địa bàn TP. Ngày 6-6, UBND TP.HCM lập tức ra văn bản khẩn về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM.
Dễ nhầm lẫn bệnh mùa nóng
Những biểu hiện của bệnh TCM dễ nhận biết là sốt, nổi hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông…
Tuy nhiên, với thời tiết nắng nóng hiện nay, nhiều trẻ có biểu hiện bệnh với ít nốt ban nhỏ nên phụ huynh lầm tưởng là rôm sảy, bị nhiệt hay hăm tã… Vì thế, đến khi trẻ chuyển nặng (sốt cao không hạ, giật mình liên tục, thậm chí thở bất thường) mới đưa con đến BV.
Cạnh đó, phụ huynh còn nhầm lẫn biểu hiện chảy nước miếng kèm theo sốt ở trẻ nhỏ là do mọc răng. Thực tế, các bác sĩ đã ghi nhận nhiều trẻ xuất hiện các vết loét bên trong miệng kèm sốt do mắc TCM khiến nước miếng liên tục chảy ra.
Nếu trẻ chảy nước miếng nhưng sốt cao không hạ có thể là một trong những biểu hiện của TCM. Phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, tuân thủ lịch tái khám.
BS Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1).
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.