Tọa đàm trực tuyến: “Khắc phục triệu chứng hậu Covid theo quan điểm Đông y”
Chương trình tọa đàm trực tuyến: “Khắc phục triệu chứng hậu Covid theo quan điểm Đông y” được phát sóng trực tiếp trên trang phunusuckhoe.giadinhonline.vn, fanpage và Youtube của trang Phụ nữ sức khỏe (Tạp chí Gia đình Việt Nam).
Theo thống kê từ Bộ Y tế, đã có trên 200 triệu chứng xuất hiện ở người sau mắc COVID. Nổi bật là các triệu chứng cần sự trợ giúp y tế như mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ; Đau bụng mẩn ngứa, tê bì chân tay, rụng tóc, khô da, sụt cân, kém ăn mất ngủ, các dấu hiệu về giọng nói, ho, tức ngực, hụt hơi, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống hằng ngày.
Hiện Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch COVID-19. Tuy nhiên, hậu COVID-19 vẫn hiện hữu với nhiều triệu chứng, tổn hại không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của nhiều người.
Khách mời tham gia chương trình:
Dược sĩ Phan Văn Hiển – Giám đốc Công ty TNHH Vạn Xuân
Thạc sỹ - Bác sĩ Lê Minh Luật – Nguyên giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP.HCM.
Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH Vạn Xuân
Toàn cảnh buổi Tọa đàm
Hai chuyên gia là những người đã và đang hỗ trợ, tài trợ sản phẩm đông dược, trực tiếp điều trị, tư vấn hiệu quả cho hàng ngàn bệnh nhân mắc Covid và bệnh nhân chịu ảnh hưởng nặng nề sau Covid.
Sau khi nhiễm Covid được 5 tháng, tôi thường xuất hiện triệu chứng đau, mỏi phần gáy, rất khó chịu, thường xuyên phải uống thuốc giảm đau. Đây có phải triệu chứng hậu Covid? Tôi cần khắc phục thế nào? Chánh Trung (Xuân Thới Thượng – Hóc Môn – TP.HCM).
Đau đầu hậu Covid-19 là một di chứng phổ biến của những người sau khi vượt qua sự tấn công của SARS-CoV-2. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện tình trạng như ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi, chườm mát, bổ sung dinh dưỡng...
Bạn nên chọn những sản phẩm Đông Y, để điều trị những triệu chứng này.
Trong trường hợp đã thử áp dụng các phương pháp trên mà không có sự hiệu quả, hoặc bạn gặp phải tình trạng đau đầu kéo dài hậu Covid thì việc thăm khám sức khỏe là điều cần thiết.
Sau khi bị Covid-19 tôi hay bị vọp bẻ tê chân tay, thỉnh thoảng bị choáng, BS cho dùng Hộ não tâm Vạn Xuân thì đã hết, vậy có nên dùng nữa không? Hà Trang (Q2, TP HCM).
Hậu covid-19 nhiều người gặp phải những triệu chứng kỳ lạ không liên quan đến nhau, bao gồm mệt mỏi, đau nhức, khó thở, nhạy cảm nhẹ, không thể vận động mạnh, mất ngủ, tim đập nhanh không lý do, tiêu chảy, chuột rút, suy giảm trí nhớ...
Bạn nên động thăm khám định kỳ, khi thấy cơ thể bất thường sau khi khỏi COVID-19, đặc biệt với nhóm người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền.
Chẳng hiểu sao từ khi mắc covid chuyện chăn gối của chồng tôi cũng ảnh hưởng rất nhiều, cảm giác như anh ấy không còn hứng thú nữa, mỗi lần “hành sự” qua loa, cho xong việc. Có phải do ảnh hưởng của Covid, tôi làm gì để giúp chồng tôi? Độc giả giấu tên.
Đây cũng có thể là do hậu Covid, cũng có thể do ảnh hưởng trong sinh hoạt hằng ngày.
Có thể sau khi khỏi covid, bạn đã bị tổn thương thận, thận khí và thận dương, bạn nên đến khám ở cơ sở Đông y để dùng thuốc phục hồi. Cần ăn uống đầy đủ chất, và sử dụng thêm sản phẩm Vui của Công ty Vạn Xuân, giúp bồi bổ cơ thể, sinh tân và bổ thận.
Ngoài ra, vợ chồng bạn cần trao đổi với nhau những khúc mắc trong chuyện chăn gối để hiểu nhau và giải quyết những khúc mắc trong chuyện tế nhị này.
Tôi bị khàn giọng, nhiều lúc mất giọng, đau rát cổ họng, dù đã khỏi Covid được vài tháng rồi, làm thế nào để lấy lại giọng nói như trước, thưa bác sĩ? ngocxuanxxx@gmail.com
Đau rát họng là một trong những triệu chứng phổ biến khi mắc Covid-19 và ngay cả sau thời gian dài khỏi bệnh. Các triệu chứng mất giọng, đau rát ở cổ họng có thể do bị viêm khi có vi khuẩn lưu trú, cần súc miệng với các sản phẩm có tính sát trùng, xông hơi bằng tinh dầu, hạn chế những thực phẩm cay nóng, ngoài ra cần luyện thanh – dùng âm nhạc trị liệu giúp hồi phục giọng nói như ban đầu.
Nếu không thấy thuyên giảm bạn cần đi thăm khám đông Y để kiểm tra họng xem đường hô hấp có bị bệnh lý gì không để có hướng điều trị thích hợp.
Con gái tôi năm nay 14 tuổi, cháu vừa khỏi Covid được 3 tháng. Sau khi hết covid, cháu thường xuyên bị viêm đau đường ruột. Tôi lo lắm, không biết có phải do Covid để lại không thưa bác sĩ? Ngọc Giang (Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum).
Bên cạnh những tác động lên hệ hô hấp, tim mạch, di chứng hậu COVID-19 còn được bắt gặp ở hệ tiêu hóa, gây ra các rối loạn như: chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, trào ngược acid, xuất huyết đường tiêu hóa,..
Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên kết hợp giữa thuốc tây và đông Y để giảm những tác dụng phụ của thuốc tây. Ngoài ra bạn nên bổ sung thực phẩm bổ tỳ giúp cải thiện đường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Từ hồi hết Covid, chị thấy sức khỏe dần hồi phục trở lại, nhưng vẫn có cảm giác ăn không ngon miệng như trước. Không biết có phải do cơ thể vẫn chưa phục hồi hoàn toàn? Nguyễn Sương (Long An).
Bạn cần tăng cường dinh dưỡng, áp dụng chế độ ăn cân bằng, giàu protein, đủ năng lượng để giai đoạn phục hồi diễn tiến thuận lợi.
Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng, cựu F0 cần ưu tiên ăn đủ chất đạm. Một người cân nặng khoảng 50kg ăn trung bình 200g thịt, cá một ngày. Ăn phong phú các loại rau quả, mỗi ngày 300-400g.
Nếu chưa ăn được nhiều trong mỗi bữa chính, có thể bổ sung các bữa phụ, thêm thực phẩm dinh dưỡng như sữa, món ăn nguồn gốc từ sữa.
Tóc tôi trước đây vốn đã thưa, kể từ khi bị Covid xong tóc lại rụng rất nhiều. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này, chắc tôi sẽ bị hói. Tôi đọc trên mạng và hỏi thăm những người bị covid thì khá nhiều người có tình trạng giống tôi. Mong bác sĩ chỉ cách để tôi cải thiện mái tóc của mình. Nguyệt Nhi (26 tuổi, Sóc Trăng).
Tình trạng tóc rụng tạm thời là bình thường sau khi bệnh nhân sốt, ốm, hay do mắc Covid 19. Để phòng tránh việc rụng tóc hậu Covid 19, bạn nên suy nghĩ tích cực hơn, hạn chế căng thẳng và lo lắng. Nếu tình trạng rụng tóc kéo dài hơn 6 tháng hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác như: Tóc rụng từng mảng lớn, ngứa và kích ứng, bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Tôi vốn là người ăn được ngủ được, nhưng vừa khỏi Covid xong, tôi lại rơi vào tình trạng mất ngủ. Tới nay cũng đã được 3 tháng. Bây giờ tôi nên dùng thuốc gì để cải thiện giấc ngủ, thưa bác sĩ? Phạm Minh (quận Gò Vấp, TP HCM).
Sử dụng sản phẩm Dehovi sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, hoạt huyết, và xoa dầu mặt trời Vạn Xuân Vip sẽ giúp an thần ( có chứa tinh dầu Trầm Hương), thoải mái tinh thần, giảm căng thẳng, bớt lo âu.
Dù đã khỏi covid rồi nhưng sau tôi vẫn còn đau đầu rất nhiều. Uống nhiều thuốc giảm đau thì tôi lại sợ không tốt, bác sĩ chỉ giúp tôi cách giảm những cơn đau đầu hậu Covid với ạ. Khán giả giấu tên.
Sau khi khỏi Covid-19, cần bắt đầu thiết lập lối sống lành mạnh. Đi ngủ, thức dậy cố định một thời điểm. Ăn thực phẩm tốt cho não bộ.
Thực hiện một số bài tập để não bộ được thư giãn và hình thành các kết nối thần kinh mới, như nhắm mắt và nhớ về các khoảnh khắc thành công, hạnh phúc trong đời; thả lỏng cơ thể hoàn toàn trong 10 phút; tập thiền 20-30 phút/ngày...
Ngoài ra, bạn nên sử dụng các sản phẩm đông y, hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường máu não, bởi vì các sản phẩm đông y hầu như tác dụng phụ rất ít, sử dụng được lâu dài.
Tôi bị phát ban thường xuyên hậu Covid, không biết có phương thuốc cổ truyền nào giúp chữa khỏi? Mai Nguyễn.
Mày đay là một nhóm rối loạn da không đồng nhất với nhiều dạng phụ của mày đay. Tùy thuộc vào thời gian của các triệu chứng, mày đay được phân loại thành mày đay cấp tính hoặc mãn tính. Mề đay cấp tính thường tự giới hạn và có thời gian dưới sáu tuần. Vì bệnh có biểu hiện đặc trưng nên chẩn đoán mày đay chủ yếu dựa vào tiền sử bệnh nhân và biểu hiện lâm sàng bao gồm sang thương da và cảm giác ngứa ngáy.
Bạn nên sử dụng sản phẩm có tác dụng thanh can (Diệp hạ châu), thanh lọc cơ thể (Dehovi) để cải thiện tình trạng này.
Trước khi mắc Covid, tôi thường xuyên tập thể thao và rất khỏe. Mà từ khi khỏi covid, tôi hay bị đau cơ, dù vẫn giữ chế độ tập luyện như cũ. Không biết triệu chứng này có kéo dài mãi mãi hay chỉ trong một thời gian ngắn sau covid thôi thưa bác sĩ? Anh Đông (Nhà Bè).
Nếu tập luyện thể thao bị đau cơ, có thể do các mạch máu lưu thông khí huyết bị tắc ứ, nên sử dụng sản phẩm làm giãn các tĩnh mạch, tránh làm tổn thương các mạch và cơ ( dùng sản phẩm Dầu Mặt trời Vạn Xuân), kết hợp sản phẩm thuốc cốm Xuan giúp cũng cấp năng lợng, chất điện giải, bồi bổ cơ thể, sẽ giúp cải thiện tình trạng hiện tại.
Tôi hay bị choáng váng kể từ khi khỏi Covid, chỉ cần ngồi xuống đứng lên sẽ xây xẩm mặt, nhiều khi còn buồn nôn. Không biết có phương thuốc cổ truyền nào giúp tôi chữa bệnh này? Khán giả gọi điện đến đường dây nóng.
Do tuần hoàn máu lên não chưa đủ, nên cần sử dụng sản phẩm hoạt huyết (Hộ não tâm Vạn Xuân), kết hợp sản phẩm bồi bổ cơ thể (Xuan, Vui).
Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa hiện tượng này bằng cách thay đổi tư thế chậm, chẳng hạn ngồi dậy từ từ, cử động chân nhẹ nhàng cho máu lưu thông trước khi đứng lên, không cúi gập người đột ngột…
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn theo địa chỉ:
Email: banbientap.pnsk@mercurymedia.com.vn
Hoặc gọi theo số 0909.750.307 đặt câu hỏi đến các chuyên gia để được giải đáp một cách nhanh nhất.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....