Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khiến phụ huynh 'đau đầu', giải pháp khắc phục đơn giản vô cùng!
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường, gây đau bụng và có những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa tuy không gây nguy hại đến đến sức khỏe và tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ. Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn… do giai đoạn nhỏ tuổi, bé cần nguồn dinh dưỡng đáng kể để lớn lên.
Hệ tiêu hóa đóng vai trò cung cấp 100% năng lượng cho cơ thể, quyết định 80% tình trạng miễn dịch và tham gia vào quá trình phát triển não bộ. Hệ tiêu hoá khỏe mạnh sẽ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất lẫn trí não. Vậy làm sao để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ?
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Hãy đảm bảo cho trẻ ăn thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc. Bên cạnh đó phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Việc cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột.
- Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học
Khi ăn phụ huynh nên nhắc nhở trẻ nhai kỹ thức ăn.Nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme có trong nước bọt. Việc này khiến trẻ cảm thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.
- Rèn luyện thể chất mỗi ngày
Thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày cũng có thể giúp trẻ ăn uống ngon miệng cũng như giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Lưu ý đặc biệt không nên cho trẻ vận động mạnh ngay sau khi ăn no.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời của trẻ, sau đó tiếp tục cho trẻ bú mẹ cùng với thức ăn bổ sung trong 2 năm hoặc lâu hơn. Khoa học và thực tế đã chứng minh, sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đây cũng là nguồn dinh dưỡng có chứa những chất đạm khiến bé có thể dung nạp một cách tốt nhất; đồng thời, chứa những thành phần có chức năng bảo vệ cho hệ tiêu hóa chưa trưởng thành của trẻ trước những nguồn đạm lạ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...