Có những người dù trong gia đình không có bất kỳ ai mắc phải bệnh tiểu đường nhưng chẳng hiểu sao lại vướng phải căn bệnh quái ác này. Đa phần những người này đều thuộc nhóm người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Loại này xuất hiện chủ yếu do quá trình sinh hoạt không lành mạnh của mỗi người ngày qua ngày tích tụ lại thành bệnh.

Điều này thể hiện rõ nhất qua những người không có cách nào quản được miệng mình, ít vận động, chiều cao 1m70 nhưng cân nặng lại hơn 90kg. Thể trạng này có thể nói là rất mập, siêu béo sẽ dễ dàng mắc phải bệnh tiểu đường. Điều này cũng được giới y học công nhận. 

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính hình thành chủ yếu do lối sống thiếu lành mạnh.

Bệnh tiểu đường không phải là một dạng bệnh lý cấp tính, nó thuộc về bệnh mãn tính, nó phát sinh từ lối sống không lành mạnh của mỗi chúng ta. Người ta thường hay nói rằng khi bạn mắc phải bệnh tiểu đường sẽ kéo theo nhiều loại bệnh khác, điều này không có gì đáng ngạc nhiên cả, nó hoàn toàn có căn cứ. Vậy nên, bạn cần biết cách làm sao để tránh xa bệnh tiểu đường, đừng để nó có cơ hội ghé thăm bạn. 

Đầu tiên, bạn nên kiểm soát lấy cái miệng của mình vào các bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng. Chế độ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt sẽ tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cho bạn nên bạn nhất định phải kiềm chế lại chiếc miệng của mình. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung những loại chất đạm, protein tốt cho cơ thể. Sau đó là hạn chế các loại thức ăn qua dầu mỡ, nội tạng động vật, mỡ động vật, các loại đồ ăn vặt không lành mạnh chứa nhiều chất bảo quản,... Đặc biệt là buổi sáng nên chọn những loại thực phẩm thanh đạm, lành mạnh. Hãy tập cho mình theo một chế độ ăn nhiều rau xanh, ít tinh bột, dầu mỡ. 

Để không mắc bệnh tiểu đường, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống của mình sao cho hợp lý.

Thứ hai chính là kiên trì tập thể dụng, vận động vào mỗi buổi sáng để cơ thể không trở nên quá tải, khởi động lại các cơ cũng như chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra, nếu muốn cân nặng không ở mức báo động thì ngoài việc kiểm soát ăn uống thì phải tập thể dục đều đặn. Chỉ có tích cực vận động mới có thể giúp bạn kiểm soát được cân nặng của mình cũng như tăng cường sự hình thành của insulin trong cơ thể. Mỗi người tùy theo thể trạng mà có thể lựa chọn hình thức vận động khác nhau. Người trung niên có thể lựa chọn chạy bộ còn người lớn tuổi có thể lựa chọn việc đi bộ chậm rãi để duy trì sức khỏe tốt. 

Thứ ba là nhất định đừng nên thức khuya. Người thường xuyên thức khuya rất dễ mắc phải bệnh tiểu đường bởi vì việc thức khuya sẽ dẫn đến sự rối loạn chức năng thần kinh gây nên sự mất cân đối trong cơ thể. Vậy nên người thường xuyên thức khuya không chỉ dễ dàng bị mắc bệnh tiểu đường hơn những người khác mà còn dễ mắc phải bệnh cao huyết áp. 

Đừng xem thường bệnh tiểu đường vì nó có thể kéo theo nhiều chứng bệnh khác trong cơ thể bạn.

Thứ tư là tuyệt đối không được hút thuốc lá vào ban đêm. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại mà những chất độc này sẽ trực tiếp gây tổn thương cho tuyến tụy của bạn. Mọi người đều biết rằng tuyến tụy là nơi sản sinh ra insulin cho cơ thể, vậy nên việc hút thuốc lá vào buổi tối sẽ khiến cho tuyến tụy dần bị phá hủy gây nên bệnh tiểu đường.