Bài viết ngày hôm nay sẽ trình bày đẩy đủ tất cả những đặc điểm, điều thú vị và cả những thứ phải chú ý xung quanh giấc ngủ bé 4 tháng tuổi mà các bố mẹ, nhất là những ai làm lần đầu không nên bỏ qua đâu nhé. 

Bật mí về giấc ngủ của bé sơ sinh 4 tháng tuổi 

Khi bé bước sang tháng thứ 4, giấc ngủ của bé sẽ thay đổi đáng kể, có thể bé đang buồn ngủ thì lại đột nhiên thức dậy, cũng như bé vui chơi nhiều hơn, ngủ ít hơn trong ngày, thay đổi thói quen ăn uống, bé ngủ thành nhiều giấc ngắn, khi dậy bé hay khóc và khó dỗ dành phải không ạ? 


Sự thay đổi giấc ngủ của bé 4 tháng tuổi. Ảnh: Internet

Hiện tượng này thường được gọi là hồi quy giấc ngủ khi bé bước vào tháng thứ 4, đánh dấu sự phát triển hệ thần kinh của bé rõ ràng nhất.

Hiện tượng hồi quy giấc ngủ bé 4 tháng tuổi

Khác với những tháng đầu, giấc ngủ của em bé khá là "thiếu tổ chức", chủ yếu dựa vào bản năng sinh học, các bé ngủ khi thấy mệt, ngủ khá say và yên tĩnh, cho dù các bé đang gà gà vào giấc mà bạn có chạm bé, chơi với bé thì các bé cũng không thấy ảnh hưởng gì mà tự nhiên chìm vào giấc ngủ. 


Sự phát triển của bé khi bước vào tháng thứ 4. Ảnh: Internet

Nhưng theo thời gian, sau 3-4 tháng (có bé sớm nhất là 8 tuần), hoặc muộn là đến tháng thứ 5- tháng thứ 6, các bé sẽ trải qua một sự phát triển lớn về chu kỳ giấc ngủ, dần dần chuyển hoạt động sang giấc ngủ giống người lớn chúng ta với các biểu hiện rõ rệt về: 

  • Giấc ngủ ban ngày: Chu kỳ giấc ngủ sẽ là 45 phút mỗi lần, nếu có sự kích thích như cảm giác đói, lắc lư bé hay cho ăn, có sự xuất hiện của âm thanh lạ tác động lúc đến chu kỳ giấc ngủ 45 phút, bé sẽ không ngủ tiếp. Bước vào tháng thứ 4, hiện tượng này sẽ trở nên rõ ràng hơn, nó là một giai đoạn phát triển rất bình thường của các bé, các mẹ sẽ nhận rõ khi thời gian ngủ của bé ngắn hơn.
  • Về giấc ngủ ban đêm thì chu kỳ giấc ngủ ban đêm rút ngắn còn 2 giờ. Từ thời điểm này trở đi, các bé bắt đầu học cách chủ động ngủ thay vì ngủ thiếp đi như những tháng đầu, giấc ngủ giờ đây là một hoạt động có ý thức nhiều hơn. Đây cũng là thời điểm vàng để bố mẹ rèn thói quen ngủ cho bé, khi mà thói quen ngủ bắt đầu hình thành ở trẻ sơ sinh lúc này, thông qua các tác động như là cho bé ăn, lắc lư, đong đưa bé nhẹ nhàng, vỗ nhẹ cho bé tự đi ngủ, hoặc sử dụng núm vú giả.

Hiện tượng hồi quy giấc ngủ này sẽ xuất hiện tiếp vào tháng thứ 8, tháng thứ 12, và giai đoạn 2 tuổi, tất cả đều liên quan đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, một điểm đặc biệt là sự hồi quy giấc ngủ tháng thứ 4 sẽ không biến mất, các giai đoạn hồi quy giấc ngủ sau này sẽ chỉ kéo dài vài tuần và giấc ngủ của bé sẽ trở lại bình thường. Nghĩa là từ đây, giấc ngủ của bé đã thay đổi vĩnh viễn, thay đổi để theo kịp sự trưởng thành của hệ thần kinh.

Các mẹo giúp bé ngủ ngon và bố mẹ trải qua giai đoạn giấc ngủ hồi quy dễ dàng hơn 

Giấc ngủ hồi quy là sự đánh dấu rõ ràng nhất của sự phát triển của bé 4 tháng tuổi, thói quen của bé thay đổi khiến các bố mẹ không quen và sẽ gặp nhiều áp lực, căng thẳng. Cùng tham khảo một số mẹo dưới đây để cả bố mẹ và các bé vượt qua giai đoạn này đơn giản hơn nhé.


Điều chỉnh và tạo thói quen giấc cho bé 4 tháng tuổi. Ảnh: Internet

  • Theo dõi kỹ thời gian biểu hàng ngày của bé: Các bé đang trải qua nhiều thay đổi nên có thể cảm thấy không thoải mái. Trong thời gian ngắn, bố mẹ nắm rõ sự thay đổi trong thời gian biểu hàng ngày của bé, tác động nhẹ nhàng, dần dần điều dưỡng giấc ngủ, ru nhẹ bé ngủ khi bé vào giấc ngủ để bé ngủ được thoải mái và dễ chịu hơn. 
  • Thích ứng nhanh với sự thay đổi của bé: Em bé ngày hôm nay có thể bị bắt gặp ngủ gật khi đang chơi xe hơi, xích đu hay nằm nôi. Nhưng vào ngày mai thì hình ảnh này có thể sẽ không gặp lại. Vì vậy, hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, áp dụng thật nhiều biện pháp, các thứ khác nhau để xoa dịu sự khó chịu của bé. 
  • Thiết lập thói quen đi ngủ cho bé: Bé lúc này sẽ hình thành thói quen đi ngủ nên bố mẹ tranh thủ xây dựng một thói quen thư giãn khi đi ngủ thật tốt đẹp cho bé như nghe hát ru, tắm nước nóng ấm nhẹ nhàng, hay đọc sách nhẹ nhàng cho bé rồi đặt bé ngủ. 
  • Chú ý tín hiệu ngủ và hành động nhanh chóng: Các dấu hiệu kinh điển của một em bé khi buồn ngủ chính là ngáp, dụi mắt, quấy khóc, không quan tâm mọi thứ,.... rất dễ nhận biết, khi thấy bé biểu hiện thế này nhanh chóng đưa bé đến một môi trường yên tĩnh để vào giấc ngủ. 
  • Khi bé đang ngủ mà thức giấc giữa đêm, chỉ cần ôm bé, vỗ về nhẹ nhàng, không cần bật điện, bé sẽ tự dịu cảm xúc và chìm lại vào giấc ngủ.
  • Bày tỏ yêu thương với bé nhiều hơn: Hãy ôm, âu yếm và trao những nụ hôn sẽ an ủi bé rất nhiều, bé nhận thấy mình được yêu thương và giúp dễ chịu, xoa dịu bé rất nhiều. 
  • Bé chia thành nhiều giấc ngắn nên cũng sẽ bú mẹ nhiều lần hơn trong ngày. Dưới 4 tháng thì vẫn chỉ nên dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bố mẹ nên tạo thói quen ăn uống, cho bé bú đúng giờ, đúng cữ, tránh để bé thức dậy vì đói.
  • Nhờ sự giúp đỡ của người thân: Chăm bé, dỗ bé ngủ, cho bé ăn và chơi với bé khiến bố mẹ rất mệt mỏi, và cũng rất cần ngủ. Khi quá mệt, đừng ngại nhờ người thân chăm bé để bố mẹ có thể được nghỉ ngơi nhé.

Hy vọng bài viết về giấc ngủ bé 4 tháng tuổi trên đây đã giúp bố mẹ hiểu hơn về sự phát triển của bé, giấc ngủ của bé khi bước vào tháng thứ 4-6, từ đấy có sự chăm sóc, nuôi dậy các bé đúng đắn và điều chỉnh thích hợp hơn.