Ngày Tết nhiều gia đình vẫn giữ nguyên phong tục tắm lá mùi ngày Tết, vào ngày 29 hoặc 30 Tết, sẽ mua một nắm mùi già về nấu một nồi nước thật to để các thành viên trong gia đình lần lượt tắm nước lá mùi này. 

Tìm hiểu phong tục tắm lá mùi cuối năm 

Chắc hẳn nhiều bạn còn chưa hiểu tại sao ngày Tết tắm lá mùi, thực ra, theo quan niệm từ xưa, việc tắm lá mùi cuối năm để tẩy rửa đi những bụi trần, những chuyện không hay, vận rủi, điều không may mắn của cả một năm vừa qua, giúp cơ thể sạch sẽ, sẵn sàng đón một năm mới nhiều niềm vui và may mắn. Nhiều nhà còn đun thêm một nồi nước lá mùi vào ngày mùng 1 Tết lấy nước rửa mặt để lấy tinh thần hứng khởi, đón chào năm mới thịnh vượng, mọi việc thuận buồm xuôi gió. 


Giải mã phong tục tắm lá mùi ngày Tết. Ảnh: Internet

Hơn nữa, mùi nước lá mùi rất đặc biệt, thơm ngửi rất dễ chịu, thực sự rất hợp và tăng thêm không khí ngày Tết. Về y học, tắm lá mùi ngày Tết cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, hương lá mùi giúp giảm căng thẳng, đau đầu, chữa cảm mạo rất tốt. Tinh dầu trong nước lá mùi khả năng sát khuẩn, giúp sạch da và chống viêm hiệu quả. 


Nên chọn bó mùi già để nước lá mùi thơm hơn. Ảnh: Internet

Khi tắm lá mùi cần lưu ý điều gì?

Khi chọn mua lá mùi nên chọn bó mùi già, loại đã trổ hoa và có quả, thân tối màu, màu nâu tím thì sẽ tốt hơn, lúc đun nước sẽ được nồi nước thơm và đậm mùi hơn hẳn. 


Tắm lá mùi ngày Tết là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt ta. Ảnh: Internet

Trước đun lá mùi nên ngâm với nước muối loãng để sạch bụi và vi khuẩn trước nhé. Khi đun nên bỏ thêm ít gừng để nước thêm thơm cũng như tăng hiệu quả chống viêm, giải cảm. 

Tuy rằng tắm lá mùi rất tốt nhưng những ai trong trường hợp này thì nên tránh không nên tắm lá mùi nhé:

  • Những ai bị bệnh viêm da, đặc biệt là da bị nứt nẻ, có vết thương hở, khi tiếp xúc với lá mùi sẽ khiến da bị nứt nẻ, tình trạng viêm da trở nặng hơn. 
  • Không tắm ngay sau khi ăn: Không chỉ tắm lá mùi mà bình thường cũng không nên tắm sau khi vừa ăn xong vì lúc này, đang dồn năng lượng để tiêu hóa thức ăn lại phân tán năng lượng để làm nóng, giữ nhiệt cơ thể sẽ khiến bị khó tiêu và gây ra chứng đầy bụng hoặc các chứng bệnh khác về đường tiêu hóa. 
  • Những ai đang có sức khỏe yếu, đang ốm sốt thì đặc biệt không nên tắm nước lá mùi sẽ khiến người càng yếu và mệt hơn. 
  • Những ai đang bị thủy đậu và sởi cũng không nên tắm lá mùi, không chỉ trong thời gian ủ hay phát bệnh phải kiêng nước chung mà việc dùng nước lá mùi còn khiến tăng thời gian bị bệnh, sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. 

Hơn nữa, khi đun nồi nước lá mùi, chỉ nên đun khoảng 2-3 bó một lần, không nên đun đặc quá, vừa phí bó lá mùi mà lại nước đặc quá không cần thiết.

Khi tắm lá mùi dường như mang đi theo hết mọi chuyện không vui, vận rủi của một năm cũ đã qua và hy vọng một năm mới nhiều may mắn, niềm vui và hạnh phúc hơn, tinh thần cũng thoải mái và thư giãn hơn nhiều. Tắm xong, cả nhà đều ngát hương mùi lá mùi cay nồng dễ chịu, không khí Tết càng nôn nao, náo nức hơn hẳn.

Có thể nói, việc tắm lá mùi ngày Tết thực sự là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt ta, hương lá mùi ngày Tết thực sự đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mỗi dịp Tết đến Xuân về, càng khiến những người con xa quê chưa được về Tết bên gia đình càng thêm nao nao và nhớ mãi. Chúc các bạn có một cái Tết Nguyên đán 2018 thật ấm no, hạnh phúc, quân quần bên gia đình nhé.