Tìm hiểu các bệnh thường gặp mùa mưa và cách phòng tránh hiệu quả
Các bệnh mùa mưa về da
Bệnh về da là một trong các bệnh của mùa mưa thường xuất hiện. Nguyên nhân chính gây ra những căn bệnh này là do cơ thể mất cân bằng năng lượng, thói quen ăn uống, lối sống chưa phù hợp, thời tiết ẩm ướt...
1. Nấm chân
Làm việc trong văn phòng, đi giày liên tục nhiều giờ sẽ khiến không khí khó lưu thông ở bàn chân gây ra mồ hôi. Thêm vào đó, trong mùa mưa bão, việc giữ bàn chân khô thoáng là điều không đơn giản. Nấm chân xảy ra khi chân đi qua vùng nước đọng, gây ẩm ướt giày, chân.
Nên đi giày dép thoáng khí, tránh đi giày ẩm ướt để phòng bệnh mùa mưa liên quan đến nhiễm nấm, rửa chân thường xuyên, giúp chân khô thoáng đặc biệt sau khi lội nước. Cần vệ sinh giày dép thật cẩn thận.
2. Mụn mủ trên da
Do điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động vệ sinh trong thời tiết mưa bão khiến da dễ bị tổn thương hơn, khi da bị trầy xước, da dễ bị vi khuẩn tấn công tạo thành những mụn mủ trên da.
Khi bị xước, loét da cần nhanh chóng rửa vết thương thật sạch bằng cồn nhẹ và nước sạch. Trong một số trường hợp nặng cần đi khám và uống kháng sinh để tránh biến chứng.
3. Viêm nang lông
Nước sạch bị nhiễm bẩn, cơ thể ẩm ướt do dính nước mưa khiến vi khuẩn phát triển mạnh ở nang lông: tóc, nách, ở bộ phận sinh dục... tạo thành những mụn nhỏ gây ngứa, chảy dịch, loét. Cách tốt nhất vẫn là phải giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, đi mưa về phải lau khô đầu tóc.
4. Viêm kẽ
Viêm kẽ là bệnh do vi khuẩn Corynebacterium minutissimum gây ra, thường gặp ở người mập. Vi khuẩn tấn công ở bẹn, nách, nơi lằn ở vú... Nguyên nhân thuận lợi gây bệnh là do thời tiết mưa bão, ẩm thấp, vệ sinh cơ thể không sạch, mồ hôi ứ đọng.
Ðối với người phải làm công việc tiếp xúc nhiều với nước triều cường, mưa ngập thì cần mang dụng cụ bảo hộ lao động để hạn chế bệnh viêm da.
5. Ghẻ
Mưa bão, ẩm ướt gây ra khá nhiều bệnh về da, ghẻ là một điển hình. Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh trong cộng đồng. Khi bị ghẻ, bệnh nhân sẽ rất ngứa, nếu không được phát hiện chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ rất khó chữa trị dứt điểm.
Mùa mưa và bệnh hô hấp
Thời tiết ẩm thấp, mưa gió như khiến mọi người rất dễ nhiễm lạnh, còn gọi là cảm mạo phong hàn. Khi bị cảm sẽ có triệu chứng trong người nóng lạnh thất thường, đau đầu, sổ mũi, ho...
Vì vậy trong mùa mưa lạnh, chúng ta có thể tăng cường sức khỏe bằng việc bổ sung dinh dưỡng qua những thực phẩm tốt như: hoa quả giàu vitamin C, thịt cá, trứng sữa, ngủ đủ giấc, uống đủ nước...
Thường xuyên uống nước gừng tươi cũng là cách giúp bạn và gia đình phòng bệnh cảm cúm hữu hiệu, đặc biệt chú ý phòng bệnh mùa mưa cho trẻ em. Nếu đã bị cảm, người bệnh nên lau khô mồ hôi, đồng thời tránh gió lùa, ăn đồ ăn nóng, xông hơi.
Ngoài cảm mạo, bệnh lý liên quan tới hô hấp như: bệnh phổi, hen phế quản, giãn phế quản cung tăng lên phổ biến... Để điều trị giảm các triệu chứng do bệnh gây ra như: sốt, đau đầu, đau mỏi người… người bệnh cần được nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt, ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước.
Trong trường hợp bị nhiễm một số loại tuýp virus đặc biệt như: cúm A H5N1 thì phần lớn người bệnh cần hỗ trợ hô hấp trong 48 giờ đầu nhập viện. Các thuốc kháng virus cũng được sử dụng, tuy nhiên cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Các bệnh vào mùa mưa liên quan đến hệ tiêu hóa
Tại thời điểm mưa bão như hiện nay, môi trường nước bị nhiễm bẩn, các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra những bệnh về tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi...).
Tiêu chảy là bệnh tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh thường gặp mùa mưa mà nhiều người gặp phải. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên. Để phòng chống bệnh về tiêu hóa cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa nguồn bệnh, thực hiện tốt ăn chín uống sôi...
Những bệnh trong mùa mưa liên quan đến đau xương khớp, đau cơ
Cùng với mưa, lũ, gió lạnh và thời tiết chuyển mùa, bệnh đau xương khớp, đau cơ cũng là các bệnh thường gặp mùa mưa, đặc biệt ở những người đã có tiền sử bị bệnh. Trong những ngày chuyển lạnh, các mạch máu ngoại vi co lại làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp, gây ra các triệu chứng như: đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
Bệnh đau khớp là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai... Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm.
Lời khuyên tốt nhất cho mọi người để phòng bệnh mùa mưa bão là chúng ta nên luyện tập thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày, thực hiện như một thói quen để tập luyện cho các cơ bắp dẻo dai, giảm đau nhức.
Ngoài ra, chúng ta cần thiết kế cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý: thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, canxi… uống thật nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp.
Mùa mưa và bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh hay gặp vào mùa mưa, đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh sốt xuất huyết mùa mưa lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh đó là: Aedes aegypti và Aedes albopictus.
Triệu chứng sốt xuất huyết: đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi, rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đặc biệt là đau vùng thắt lưng và đôi khi đau chân), thường không kèm theo đau họng, có buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy và đau vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới mũi xương ức).
Sốt xuất huyết là dịch bệnh mùa mưa chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh vì vậy thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc, công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.
Cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên diệt muỗi, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước, thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn. Ngoài ra, đối với các trẻ em cần lưu ý việc phòng chống muỗi đốt cho trẻ, mặc quần áo dài tay, ngủ trong mùng kể cả ban ngày.
Bệnh thương hàn
Thương hàn là một trong các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, bệnh gây ra bởi vi khuẩn Salmonella và có độ lây nhiễm rất cao. Bệnh thương hàn có xu hướng phát triển do ăn phải thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Cần lưu ý rằng thương hàn ngay cả sau khi được chữa khỏi, một số bệnh nhân có thể vẫn còn vi khuẩn gây bệnh bên trong túi mật.
Người bị bệnh thương hàn thường có triệu chứng sốt kéo dài, đau đầu, đau bụng dữ dội, tiếp theo là táo bón hoặc tiêu chảy...
Cách phòng bệnh thương hàn là chủ động là tiêm vắc-xin. Cần cải thiện điều kiện vệ sinh ăn uống như: tăng cường nguồn nước sạch, ăn sạch, uống nước đun sôi, không ăn thực phẩm còn sống hay nghi ngờ bị nhiễm trùng, cần rửa tay trước khi ăn, sau khi đi ngoài…
Bệnh sốt rét
Đây là một trong các bệnh thường gặp mùa mưa nguy hiểm nhất. Bệnh sốt rét do muỗi Anophen cái gây ra. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt rét, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ...
Để tránh muỗi đốt gây bệnh sốt rét, bạn cần chú ý tiêu diệt muỗi, bọ, loăng quăng xung quanh nhà, nhất là ở những vũng nước đọng. Lưu ý đóng kín cửa khi về chiều và ban đêm để tránh muỗi vào nhà. Khi ngủ, cần nằm màn để giảm nguy cơ tiếp xúc với muỗi. Tốt nhất bạn nên dự trữ một số thuốc hạ sốt tại nhà để phòng tránh sốt đột ngột trong đêm.
Bảo vệ cơ thể trước những nguy cơ mắc phải các bệnh thường gặp mùa mưa là rất quan trọng. Hãy lưu ý và chuẩn bị đầy đủ các “dụng cụ bảo vệ” cơ thể khỏi ướt trước khi ra khỏi nhà trong mùa mưa kéo dài.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....