Tiêm thuốc kích rụng trứng: Phương pháp rủi ro hay niềm hy vọng cho vợ chồng vô sinh?
Những đối tượng sử dụng thuốc rụng trứng
Thuốc kích rụng trứng được sử dụng trong quá trình điều trị cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có thể có con nhanh. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng có thể tiêm thuốc này được, dưới đây là những đối tượng có thể sử dụng thuốc:
- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang nên khả năng rụng trứng rất thấp hoặc không rụng trứng.
- Dùng phương pháp hỗ trợ thụ thai thụ tinh ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI).
- Nếu chồng của bạn bị mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến số lượng tinh trùng ít, hoặc chất lượng tinh trùng kém thì bạn cũng có thể sử dụng thuốc.
Cơ chế hoạt động của thuốc kích rụng trứng
Trứng rụng có nghĩa là trứng phải lớn lên và chín. Hai hormone chính kích thích quá trình trứng rụng xảy ra là FSH và LH. Trong đó, hormone FSH có vai trò chính kích thích sản xuất trứng, còn LH có vai trò kích thích nang trứng làm trứng chín và rụng.
Những chị em phụ nữ không có đủ hai loại hormone này thường có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt hoặc chậm chu kỳ kinh nguyệt. Khi tiêm thuốc vào cơ thể, nó sẽ trực tiếp làm cho buồng trứng sản xuất trứng, đồng thời giúp trứng rụng và chín đều.
Thời điểm tiêm thuốc phù hợp
Chị em có thể tiêm thuốc rụng trứng khi cảm thấy cơ thể mình có hiện tượng rụng trứng. Lịch tiêm thuốc là khoảng 12 ngày mỗi tháng, tùy thuộc vào thời gian cần để trứng trưởng thành. Vấn đề tiêm thuốc được thực hiện đều đặn nên bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng tại nhà để tránh mất thời gian tái khám.
Bác sĩ sẽ quét siêu âm để kiểm tra tình trạng trứng đã trưởng thành hay chưa, khi thấy thời điểm thích hợp thì tiêm thuốc vào. Sau khi tiêm từ 24 – 36 giờ trứng sẽ rụng. Đây là thời điểm thích hợp nhất cho vợ chồng quan hệ để đạt kết quả như mong muốn. Hoặc chị em có thể được hẹn để chọc trứng nếu tiến hành thụ tinh ống nghiệm.
Sau khi tiêm sẽ có phản ứng gì?
Mặc dù tiêm thuốc rụng trứng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, vẫn có một số phản ứng phụ mà chị em cần chú ý. Thông thường, chị em sẽ thấy bầu ngực bị căng tức và nặng ở vùng dưới bụng, bởi thuốc sẽ làm buồng trứng to ra. Đặc biệt vào những ngày cuối của chu kỳ, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên, đây đều là những phản ứng bình thường vì vậy chị em không cần quá lo lắng. Mặt khác, khi thấy có những triệu chứng khác lạ như bụng căng tức, tiêu chảy, nhịp tim đập nhanh, huyết áp thấp…, chị em cần liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh những nguy hiểm đáng tiếc.
Ngoài ra, chất clomiphene ở trong thuốc kích rụng trứng cũng là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.. Hoặc nếu buồng trứng bị kích thích quá mạnh có thể gây tình trạng mang đa thai ở mẹ, tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ.
Tiêm thuốc kích trứng có thể giúp các cặp vợ chồng sinh con theo mong muốn, tuy nhiên sẽ để lại một số hậu quả xấu nếu không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì vậy để an toàn, chị em nên đi thăm khám và điều trị theo chu trình sử dụng thuốc phù hợp.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...