Thường xuyên bị tê tay phải, có sao không?
Bị tê tay phải là một hiện tượng bất kì ai cũng có thể gặp. Đơn giản bị hạn chế lưu lượng máu cũng gây ra hiện tượng tê cánh tay phải. Tuy nhiên, có những nguyên nhân tiềm ẩn gây tê cánh tay phải nguy hiểm như tổn thương dây thần kinh, đau tim hoặc đột quỵ mà các bạn cần biết.
Tê cánh tay phải là bệnh gì?
Hiện tượng tê cánh tay phải thường được mô tả có cảm giác bất thường như kim châm, tê bì kèm buồn buồn như kiến bò lan từ ngón tay, bàn tay hoặc cả cánh tay phải. Các cảm giác này thường được chẩn đoán là dị cảm.
Bị tê bì tay phải nếu thi thoảng mới gặp, sau vài phút xoa bóp, vận động trở lại trạng thái bình thường thì không phải vấn đề đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn đang có một số bệnh lý nền và thường xuyên bị tê tay phải trong thời gian dài thì cần theo dõi và sắp xếp đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất.
Nguyên nhân bị tê cánh tay phải
Cảm giác ngứa ran và tê ở cánh tay phải có thể do một số nguyên nhân khác nhau gây ra.
Lưu lượng máu đến tay hạn chế
Thiếu máu đến cánh tay phải có thể gây tê và ngứa ran ở khu vực này. Thậm chí nếu thiếu máu trong thời gian dài sẽ khiến tay sưng phồng và chuyển màu.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lượng máu đến cánh tay bị hạn chế. Ví dụ, khi ngủ gối đầu tay phải hoặc nghiêng mình bên phải sẽ tạo áp lực lên cánh tay, ngăn máu lưu thông. Trong những trường hợp như vậy, hiện tượng tê cánh tay phải chỉ tạm thời và sẽ biến mất khi không còn áp lực tác động cánh tay.
Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe về lưu thông máu có thể dẫn đến tê tay, chẳng hạn như:
- Xơ vữa động mạch: Khi các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian do tích tụ chất béo và cholesterol, gây giảm lưu lượng máu.
- Viêm mạch: Viêm mạch là tình trạng các mạch máu bị viêm, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và tắc nghẽn.
- Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ, có nghĩa là máu phải tìm một con đường thay thế. Điều trị bệnh tiểu đường thông qua chế độ ăn uống và sử dụng insulin có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm hiện tượng bị tê tay phải.
Ngoài ra, các tác động khác như béo phì, hút thuốc và tiền sử gia đình mắc các tình trạng này có thể làm cho một người có nhiều khả năng bị tê tay phải hơn.
Tổn thương thần kinh
Các dây thần kinh mang tín hiệu giữa não và phần còn lại của cơ thể. Tuy nhiên, nếu dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép, nó có thể gây đau, ngứa ran hoặc tê ở một vùng cụ thể trên cơ thể.
Tổn thương thần kinh gây hiện tượng tê bì cánh tay phải điển hình là hội chứng ống cổ tay, kết quả của áp lực lên dây thần kinh giữa ở tay. Nếu bị tê cánh tay phải kèm cảm giác tay không có lực, đau dọc theo cánh tay và cổ tay thì có thể bạn đang gặp phải hội chứng ống cổ tay.
Tổn thương dây thần kinh gây tê tay cũng có thể xảy ra do các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Có nhiều tác động có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, chẳng hạn như:
- Bị chấn thương vật lý
- Thiếu hụt vitamin, chẳng hạn như thiếu hụt B12
- Bệnh tiểu đường, bệnh tự miễn, chẳng hạn như Lupus
- Mắc các bệnh lý về thận và gan.
- Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh Lyme và HIV / AIDS
Bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm nhiều tình trạng làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi (PNS). PNS mang thông tin giữa hệ thống thần kinh trung ương - não và tủy sống - và phần còn lại của cơ thể.
Bệnh thần kinh ngoại biên gây ra một loạt các triệu chứng, tùy thuộc vào dây thần kinh mà nó ảnh hưởng. Nói chung, những người bị bệnh thần kinh ngoại biên có thể gặp:
- Tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân
- Tăng độ nhạy với cảm ứng và sự thay đổi nhiệt độ
- Cơ tay yếu, co giật cơ không kiểm soát được
- Đổ quá nhiều mồ hôi, cảm thấy nóng hoặc lạnh
Hẹp ống sống cổ
Hẹp ống sống cổ xảy ra khi không gian rỗng của ống sống thu hẹp, chèn ép tủy sống. Chấn thương cổ hoặc lưng và các khối u ở cột sống cũng có thể góp phần vào chứng hẹp ống sống cổ. Sự chèn ép này có thể gây tê ở cánh tay hoặc bàn chân, kèm theo các cơn đau cổ và lưng. Nếu bị thoái hóa đốt sống cổ thì các bạn sẽ bị tê cánh tay kèm các cơn đau cổ, lưng nhiều hơn và đau hơn.
Đau nửa đầu liệt nửa người
Những người bị chứng đau nửa đầu liệt nửa người thường thấy tê liệt tạm thời ở một bên của cơ thể. Triệu chứng này có thể xuất hiện trước hoặc cùng với cơn đau đầu. Với nguyên nhân do đau nửa đầu, liệt nửa người, mọi người sẽ không chỉ thấy bị tê tay phải hoặc trái mà còn tê cả chân và một bên mặt, kèm cảm giác đau nhói, đau nửa đầu dữ dội.
Thoát vị đĩa đệm
Giữa các xương cột sống có các đĩa đệm mềm tạo lớp đệm cho mỗi đốt sống. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một đĩa đệm bị lệch khỏi cột sống. Thoát vị đĩa đệm có thể gây áp lực lên các dây thần kinh chạy dọc xuống cánh tay phải, dẫn đến đau, tê hoặc ngứa ran.
Điều trị thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm vật lý trị liệu và thuốc chống viêm sẽ giúp giảm hiện tượng bị tê tay phải. Trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể cần phẫu thuật.
Đau tim
Một cơn đau tim xảy ra khi máu không thể đến tim do tắc nghẽn, có thể do sự tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác.
Các dấu hiệu ban đầu của cơn đau tim bao gồm:
- Khó chịu ở giữa ngực, kéo dài hơn vài phút
- Đau, khó chịu, tê bì ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày
- Buồn nôn, thở hụt hơi, đổ mồ hôi
- Đau ngực hoặc đau thắt ngực là triệu chứng đau tim phổ biến nhất.
Nếu bị tê tay phải kèm cảm giác đau thắt ngực không giảm trong 1-2 tiếng cần phải đi bệnh viện ngay lập tức.
Đột quỵ
Tai biến mạch máu não là tình trạng máu lên não bị hạn chế đột ngột, có thể do các cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu.
Các triệu chứng dễ nhận biết nhất của đột quỵ là:
- Mặt xệ xuống, nói lắp bắp hoặc khó nói.
- Cánh tay không có lực, khó điều khiển cánh tay, bị tê đột ngột ở tay chân hoặc ở một bên của cơ thể.
- Khó đi lại, đau đầu đột ngột, dữ dội.
Nếu một người có các triệu chứng của đột quỵ nên đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
Trên đây là các nguyên nhân gây ra hiện tượng tê cánh tay phải phổ biến nhất, các nguyên nhân bị tê cánh tay trái cũng tương tự như vậy. Nếu hiện tượng tê tay trái hoặc phải xảy ra thường xuyên, bạn rất có thể đã gặp tổn thương thần kinh, dây thần kinh bị chèn ép, mắc hội chứng ống cổ tay hoặc các bệnh lý phổ biến về tiểu đường, tim mạch.
Bị tê tay phải nguy hiểm không? Khi nào thì cần đi khám bác sĩ
Bị tê tay phải hầu hết là các triệu chứng tạm thời và sẽ hết nhanh chóng. Tuy nhiên nếu bị ngứa ran, tê bì đột ngột, không rõ nguyên nhân, thường xuyên xảy ra trong một khoảng gian liên tục thì nên cân nhắc cần trợ giúp y tế. Đặc biệt khi nó xảy ra kèm theo:
- Hiện tượng tê cánh tay phải đột ngột xuất hiện, tay yếu, không có lực.
- Tê cánh tay, khó cử động, khó nói chuyện, có cơn đau đầu dữ dội
- Tê bì cánh tay phải thường xuyên trong vài ngày không biến mất và ảnh hưởng các bộ phận khác cơ thể như cánh tay trái.
- Tê cánh tay phải dẫn đến mất cảm giác ở tay.
- Tê cánh tay phải ảnh hưởng đến các hoạt động cuộc sống hàng ngày.
Khi bị tê tay đến bệnh viện khám, các bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây tê cánh tay phải bằng cách khám sức khỏe, siêu âm, chụp Xquang và nếu cần thiết sẽ xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
Khám sức khỏe có thể bao gồm các cử động hoặc bài tập nhất định để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương thần kinh. Hình ảnh y tế, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT, có thể cho các bác sĩ biết nếu có tổn thương bên trong cơ thể. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Bị tê tay phải không phải lúc nào cũng là tình trạng lo lắng tuy nhiên nó có thể biểu hiện của một bệnh mãn tính hoặc chấn thương cấp tính. Khi hiện tượng tê cánh tay phải kèm các dấu hiệu trên hãy đi khám bác sĩ sớm nhất. Đừng quên duy trì một lối sống khỏe mạnh, vận động thường xuyên, tránh xa rượu bia, thuốc lá để giữ gìn sức khỏe, có một cơ thể khỏe mạnh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....