Thuốc ho cho bà bầu, dùng loại nào cho an toàn?
1. Vì sao bà bầu bị ho?
Khi mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ thường giảm sút hơn so với bình thường. So sự tác động của các hormone thai kỳ dẫn tới sự thay đổi sinh lý khiến cơ thể của mẹ bầu nhạy cảm hơn trước các tác động của môi trường bên ngoài. Khi thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường... đều có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh lây nhiễm, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng...
Ngoài ra, ho cũng là triệu chứng của một số căn bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh. Khi bị ho, mẹ bầu không nên chủ quan. Bạn cần tìm ra nguyên nhân gây ho để điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn. Khi tình trạng ho nặng, mẹ bầu sẽ càng mệt mỏi, khó chịu, họng sưng đau gây khó khăn để ăn uống. Đồng thời, khi những cơn ho nặng xuất hiện, bụng bầu có thể bị co giật làm thai nhi trong bụng không thoải mái.
2. Bà bầu bị ho có uống thuốc ho được không?
Mặc dù bị ho nhưng mẹ bầu cũng cần chú ý, không nên tự ý mua thuốc, uống thuốc khi chưa có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Đặc biệt với mẹ bầu bị ho trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
Bản thân thai phụ cần có ý thức chăm sóc và theo dõi sức khỏe của bản thân. Khi thấy tình trạng ho kéo dài từ 2-3 tuần trở lên, ho có đờm đặc màu xanh hoặc vàng, ho kèm theo sốt, khó thở, đau tức ngực cần nhanh chóng đi khám vì rất có thể bạn đã bị viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những trường hợp ho nặng, bà bầu sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Đây là những loại thuốc thích hợp dành cho phụ nữ mang thai nên bạn có thể yên tâm sử dụng và thực hiện đúng lời dặn của thầy thuốc để bệnh sớm khỏi.
Ngược lại, nếu chỉ có triệu chứng ho nhẹ, không quá nặng, chị em không nhất thiết phải uống thuốc điều trị. Bạn có thể sử dụng thuốc ho cho bà bầu từ nguyên liệu tự nhiên, vừa an toàn lại có hiệu quả.
3. Bài thuốc ho cho bà bầu theo dân gian không cần dùng kháng sinh
Các bài thuốc ho cho bà bầu theo dân gian chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ trái cây, củ quả nên rất an toàn với phụ nữ mang thai. Để có hiệu quả tốt nhất, chị em cần kiên trì áp dụng bài thuốc, kết hợp với việc thường xuyên súc họng miệng hàng ngày, tăng cường nghỉ ngơi và bồi bổ cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng.
- Chanh, quýt và quất: 3 loại quả này có tác dụng trị ho rất hiệu quả.
+ Chanh: Pha nước cốt chanh cùng mật ong, chút gừng băm nhỏ cùng ít nước ấm hoặc ngậm ô mai chanh có cam thảo... đều có tác dụng chữa ho an toàn.
+ Quýt: Dùng vỏ quýt, cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 8g trộn cùng mật ong rồi đem hấp cách thủy. Sau đó pha loãng với chút nước ấm sử dụng trong ngày, không để qua đêm.
+ Quất: Lấy 3-4 quả quất, thái lát mỏng, bỏ hạt, trộn đều với 3-4 thìa cà phê mật ong và vài hạt muối. Sau đó đem hấp cách thủy và dùng dần. Khi dùng, nên ngậm quất trong miệng để hỗn hợp quất mật ong từ từ trôi qua cổ họng giúp làm sạch cổ họng, giảm viêm họng, đau rát họng.
- Nho: Nếu bị ho khan, mẹ bầu có thể dùng nước ép nho pha cùng 1 thìa nhỏ mật ong, uống 2-3 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng rất tốt.
- Cam: Khoét một lỗ nhỏ ở chính giữa quả cam để nhét ít muối vào trong. Đem quả cam cho vào lò nướng khoảng 10-15 phút. Khi nướng chín, ăn ngay phần ruột cam bên trong.
- Việt quất: Nước ép việt quất là loại nước thơm ngon lại chưa ho hiệu quả vì đây là loại quả có tính kháng khuẩn cao, rất phù hợp cho bà bầu bị viêm họng.
- Lê: Lê thái lát mỏng, bỏ vài cục đường phèn rồi đem hấp cách thủy, lấy ăn dần sẽ giúp mẹ bầu bị ho giảm ho hiệu quả.
- Củ cải trắng: Thái lát mỏng củ cải, cho vào lọ thủy tinh, đổ chút mật ong, đường phèn vào lọ, đậy kín tránh kiến. Ngâm củ cải 3-5 ngày lấy ra ăn. Khi ăn pha cùng chút nước ấm.
- Hoa mướp: Lấy 12g hoa mướp rửa sạch, cho vào bình trà đổ ngập nước sôi. Sau khoảng 10 phút, bỏ thêm 1-2 thìa mật ong. Lấy nước đó uống thay trà mỗi ngày 2 lần vừa giúp thanh nhiệt lại chữa ho có đờm hiệu quả.
Mặc dù các bài thuốc ho cho bà bầu ở trên được coi là khá an toàn, tuy nhiên, trước khi sử dụng, chị em vẫn nên tư vấn ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, để tình trạng ho nhanh chóng thuyên giảm, bà bầu cần ăn uống bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Uống nhiều nước để giảm khô rát họng. Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích bia rượu, tránh xa khói thuốc lá, nơi đông người.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.