Thực hư về mẹo để chồng nghén thay vợ có như lời đồn?
Hầu hết, khi mang thai chị em nào cũng phải trải qua tình trạng ốm nghén, khiến cơ thể rất mệt mỏi. Nhưng thay vì việc bổ sung các thực phẩm chữa ốm nghén cho bà bầu thì có nhiều người tìm đến mẹo để chồng ốm nghén thay vợ bằng cách buổi tối khi đi ngủ lặng lẽ bước qua người chồng và không để chồng biết. Các chị em cho rằng làm như vậy cảm giác ốm nghén sẽ không còn nữa, thay vào đó người chồng sẽ bị chịu ốm nghén thay mình. Tuy nhiên, các nhà khoa học lý giải, thực chất việc chồng ốm nghén thay vợ là có nguyên nhân, chứ không phải cứ bước qua người chồng là có thể nghén thay vợ.
Nguyên nhân chồng ốm nghén thay vợ
Thực ra, việc chồng ốm nghén thay vợ là có thật và xuất phát chủ yếu từ tâm sinh lý, tình cảm và một phần nào đó là do áp lực cuộc sống. Các nhà khoa học cho biết, khi biết mình sắp làm bố, người chồng sẽ có cảm giác hạnh phúc, xen lẫn với sự lo âu căng thẳng. Khi chứng kiến người vợ đang mang thai bị “hành hạ” bởi ốm nghén thì sẽ dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý và cơ thể sinh ra hiện tượng tương tự. Hơn nữa, do rất yêu thương vợ con nên người chồng có xu hướng đồng cảm, yêu thương, nên sẵn sàng làm mọi thứ để được san sẻ mệt mỏi với vợ. Cho nên mới có hiện tượng ốm nghén thay vợ.
Ở một số ông bố tương lai, khi vợ mang thai, cơ thể có xu hướng thay đổi nội tiết tố, thường là corticosteroid và hormone prolactin tăng lên, có cảm giác nghén. Phản ứng lạ lùng này sẽ bớt dần và biến mất trong quá trình thai nhi phát triển và lớn lên. Ngoài ra, còn một lý do nữa, khiến các chị em lầm tưởng chồng có hiện tượng ốm nghén thay mình đó là áp lực cuộc sống. Khi em bé ra đời, là người trụ cột của gia đình, người chồng sẽ phải chịu thêm một phần áp lực tài chính để nuôi và chăm sóc con. Họ muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con nên đôi khi người chồng sẽ việc quá sức, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược như đang bị ốm nghén.
Dù là do nguyên nhân gì đi nữa thì sau khi trải qua việc ốm nghén thay vợ, các ông chồng cũng sẽ hiểu được những khó khăn, vất vả của vợ khi mang thai, sinh nở. Người chồng sẽ càng thêm yêu và trân trọng những hy sinh của người vợ hơn.
Phương pháp làm hết ốm nghén hiệu quả cho mẹ bầu
Ốm nghén là biểu hiện phổ biến ở bà bầu đặc biệt là trong thời gian mang thai 3 tháng đầu. Tình trạng ốm nghén có thể bắt đầu sớm từ tuần thai thứ sáu và có xu hướng đạt đỉnh điểm quanh tuần thứ 8-9. Để phần nào giảm bớt được sự khó chịu khi ốm nghén, mẹ bầu hãy thực hiện một số mẹo nhỏ sau đây:
+ Mẹ bầu nên uống thật nhiều nước, cần bổ sung cho cơ thể từ 1,5-2 lít nước. Cố gắng uống nước giữa các bữa ăn, không nên uống trong khi ăn. Hãy uống nước mát, tránh uống nước ấm vì đôi khi sẽ làm mẹ bầu cảm thấy buồn nôn.
+ Hạn chế ăn các thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ và gia vị. Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không để bụng đói. Vì khi bụng đói sẽ càng bị nghén nặng và không muốn ăn.
+ Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng. Bởi vì các biểu hiện ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi cảm thấy mệt mỏi, lo lắng và áp lực.
+ Mỗi ngày nên uống đều đặn 2 cốc nước cam để tăng cường hàm lượng vitamin C cho cơ thể, làm giảm ốm nghén. Đồng thời, mẹ bầu có thể ngửi mùi hương của chanh tươi hoặc bưởi để làm giảm mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện ốm nghén.
Nếu việc ốm ngén quá trầm trọng, khiến mẹ bầu không thể ăn nổi thứ gì thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc giảm ốm nghén và tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho mẹ bầu.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các mẹ biết được sự thật của mẹo để chồng ốm nghén thay vợ bằng cách bước qua người chồng. Để có từ đây có cái nhìn đúng hơn về phương pháp dân gian này.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.