Thực hư chuyện "nắn bụng" bà bầu để sinh dễ
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:
Ngôi mông hay ngôi ngược chiếm tỉ lệ 3%-4% trong các cuộc sinh, vẫn có thể đẻ đường âm đạo nhưng dễ có tai biến nên ngày nay người ta có khuynh hướng sinh mổ cho an toàn.
Thường thì khi thai còn nhỏ, tư thế thai trong tử cung chưa ổn định, có thể bao gồm tư thế đầu phía trên, mông phía dưới nhưng trong 3 tháng cuối, thai lớn nhanh, tỉ lệ kích thước đầu và mông thay đổi nên em bé hay quay đầu xuống và ra đời ngôi đầu. Vì một số lý do, một số em bé vẫn không chịu quay đầu.
Để thai tự quay đầu, thai phụ nên vận động nhẹ, tập đi bộ… Các thủ thuật nắn, đẩy từ bên ngoài gọi là thủ thuật ngoại xoay thai từng được dùng trong quá khứ nhưng rất khó thực hiện, hiệu quả không chắc chắn, có nguy cơ tai biến như nhau bong non; sinh non; dây rốn xoắn, tắc gây tử vong thai nhi… Vì vậy, y khoa hiện đại không thực hiện thủ thuật ngoại xoay thai nữa.
Với kỹ thuật ngày nay, nếu em bé không quay đầu, mổ đẻ là lựa chọn an toàn hơn cả cho cả mẹ và con. Kỹ thuật sinh mổ cũng phổ biến và an toàn hơn nhiều thập niên trước nên bạn không nên lo lắng, chỉ cần chuẩn bị đi sinh ở các bệnh viện chuyên khoa sản, bệnh viện tuyến trên có thực hiện kỹ thuật mổ sinh nếu bé không chịu quay đầu.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.