Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng: Những điều cha mẹ cần lưu ý để con mau ăn chóng lớn
Nội dung bài viết
Những bà mẹ trẻ thường luôn rất đau đầu khi muốn lên thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng. Bởi vì ở giai đoạn này, sữa mẹ đã không còn có thể cung cấp đủ chất cho sự phát triển và lớn lên của trẻ. Lúc này, bé cần một chế độ dinh dưỡng từ bên ngoài thật dễ ăn nhưng đủ để cung cấp năng lượng cho quá trình học hỏi của bé.
Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi
Ở tháng thứ bảy trẻ có sự tăng trưởng vượt trội về cân nặng và chiều cao. Đây là lúc bé sẽ phát triển lẫn nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ nên cần một nguồn dinh dưỡng đầy đủ.
Thông thường lúc này bé trai sẽ cao 69,2 cm nặng khoảng 8,3 kg. Còn với bé dài, các chỉ số sẽ thấp hơn một chút, cân nặng sẽ vào khoảng 7,6 kg và co 67,3 cm. Nếu các chỉ số này cao hơn hoặc thấp hơn một chút với thì cũng không có gì đáng ngại.
Nguyên tắc khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng
Ở tháng thứ 7, bé cần một nguồn năng lượng rất lớn để phát triển toàn diện. Thế nên mẹ cần cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn.
Bên cạnh đó, đến tháng thứ 7, khi bé đã qua bước làm quen với việc ăn dặm, mẹ có thể cho bé thử những món có chứa đạm khác bên cạnh tinh bột và rau củ. Ở giai đoạn này, bé đã có thể ăn thịt lợn, thịt gà, cá thịt trắng, trứng... Với những loại hải sản như tôm, cua thì mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ để xem phản ứng của bé. Nếu bé không bị dị ứng thì mẹ có thể tăng lượng thức ăn lên.
Với trẻ ở tháng thứ 7, rau củ và trái cây là những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn. Những thực phẩm này vừa có thể cung cấp vitamin giúp bé tăng sức đề kháng, vừa có tác dụng nhuận tràng tốt cho bé mới vừa ăn dặm.
Cân đối lượng thức ăn phù hợp với cân nặng
Có một điều mà mẹ thường không lưu ý đó là nên cho con ăn một lượng thức ăn phù hợp với cân nặng của trẻ. Một bé 8 kg không thể nào ăn hết lượng thức ăn cho bé 10 kg được.
Mẹ cần quan sát việc tăng cân của bé để lên chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong giai đoạn sữa mẹ không còn nhiều tác dụng này, nếu bé tăng cân quá ít trong vòng 2 tháng thì điều đó chứng tỏ chế độ dinh dưỡng đang không đáp ứng nhu cầu của bé.
Ăn đúng giờ
Đây là một nguyên tắc trong việc ăn uống để xây dựng thói quen lành mạnh cho cơ thể từ nhỏ. Mẹ nên tập cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa để bé có thể vừa tăng cân đều, vừa có một thói quen tốt mai sau.
Ăn từ loãng đến lỏng, từ ít đến nhiều
Khi hệ tiêu hóa bé còn chưa hoàn thiện và việc ăn dặm chỉ mới bước vào giai đoạn đầu thì mẹ phải bắt đầu bằng thức ăn loãng và nhuyễn. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé làm quen với thức ăn lạ và dễ dàng thích nghi hơn. Bên cạnh đó thì mẹ nên bắt đầu bằng những thức ăn gần giống với sữa mẹ từ ngọt đến mặn cho trẻ dễ làm quen trong giai đoạn đầu ăn dặm.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng
Cháo
Cháo kết hợp từ các loại ngũ cốc là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho trẻ nhỏ. Đây là một món dễ ăn với bế lại bao gồm nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của bé. Mẹ có thể hấp ngũ cốc chín mềm thành bột hoặc pha thêm với hỗn hợp cháo để tăng hương vị cho bữa ăn. Các món cháo cho bé 7 tháng tuổi không cần phải quá cầu kỳ, đủ chất và dễ ăn vẫn là yêu cầu trên hết.
Trứng
Là một thực phẩm nhiều protein và chất béo cần thiết, trứng là một thực phẩm rất tốt để cho bé ăn dặm. Đây là loại thực phẩm mẹ có thể "thiên biến vạn hóa" ra những món ăn vừa đẹp mắt, vừa ngon cho con. Thế nhưng cần lưu ý là dù chế biến theo cách nào thì cũng nên cho bé ăn trứng chín vì hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.
Thịt xay nhuyễn
Các loại thịt như thịt lợn, thịt gà, cá, tôm, cua... là những nguồn cung cấp protein dồi dào cho bé. Chính vì thế đây là thực phẩm không thể thiếu trong giai đoạn phát triển này quan trọng của bé. Với những thực phẩm này thì mẹ nên chế biến cẩn thận, nên nấu chín mềm và tốt nhất là xay nhuyễn để bé tiêu hóa tốt hơn.
Trái cây xay nhuyễn
Trái cây là những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Chính vì thế mẹ nên tập cho bé ăn những loại trái cây mềm như chuối, đu đủ, bơ, dưa hấu, táo... Đây là những loại trái cây không nên thiếu trong bữa ăn của bé từ lúc ăn dặm cho đến khi trưởng thành.
Rau xanh
Bên cạnh trái cây thì rau xanh cũng là loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ 7 tháng tuổi. Rau xanh ngoài việc dễ ăn, dễ tiêu hóa thì có cũng là một nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào cho sự phát triển của bé.
Phô mai
Phô mai được làm từ sữa tiệt trùng, lại có mùi vị khá gần với sữa mẹ nên có thể cho bé tập ăn trong giai đoạn này. Phô mai rất giàu chất béo và protein lại có hương vị thơm ngon nên mọi trẻ em đều rất yêu thích.
Lưu ý khi cho bé 7 tháng ăn dặm
Cho bé trải nghiệm
Trong giai đoạn đầu đời, mẹ có thể cho con khám phá thế giới ẩm thực nhiều nhất có thể. Miễn là thực phẩm đó tốt cho con và không gây ra dị ứng thì mẹ đều nên cho bé thử. Chỉ có qua quá trình thử nghiệm mẹ mới biết hết được thứ gì làm con dị ứng và lưu lại để ghi nhớ sau này.
Cho bé ăn chủ động
Thay vì đút bé ăn theo ý muốn của mẹ, các bà mẹ có thể cho bé tự cầm ăn bằng tay và ăn những thứ mình muốn. Ở độ tuổi này, bé thường thích ăn mọi thứ để dễ chịu nướu răng. Đây có thể là hoạt động vừa ăn vừa chơi để bé thoải mái và hấp thụ tốt hơn.
Không ép trẻ ăn
Việc ép ăn sẽ chẳng có ích lợi gì nhiều cho bé khi bé đã không còn cảm thấy đói nữa. Hãy ngừng bữa ăn nếu bé có dấu hiệu không chịu ăn nữa và có thể cho bé bú sữa nếu bé có nhu cầu. Nếu sợ con vẫn chưa ăn đủ mẹ có thể thử lại sau một vài giờ nữa và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để bé ăn được nhiều hơn.
Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
Lúc này, đường ruột của bé vẫn còn rất non yếu và có khả năng bị nhiễm trùng rất cao khi tiếp xúc với những thứ không an toàn bên ngoài. Chính vì thế, với những bữa ăn đầu đời của bé, vệ sinh luôn là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Thức ăn phải được nấu chín, rau quả ăn sống phải rửa thật sạch. Bên cạnh đó những dụng cụ ăn uống phải được làm sạch và khử trùng bằng nước sôi.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi vô cùng quan trọng cho sự phát triển về sau của bé. Chính vì thế, mẹ cần tuân thủ nhiều yêu cầu về dinh dưỡng cũng như vệ sinh để con có những bữa ăn đầu đời chất lượng nhất. Giai đoạn này cũng là lúc mẹ có thể dạy con những thói quen tốt thông qua việc ăn uống cho sau này.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...