Thu nhập cả nhà 15 triệu/tháng, vợ chi 9 triệu mua đôi giầy khiến chồng cảm thấy 'bế tắc'
Mới đây, trên mạng xã hội, một người chồng đã chia sẻ câu chuyện "bóc phốt" thói đua đòi của vợ khiến cộng đồng mạng chú ý. Theo đó, dù người chồng nhiều lần góp ý nhưng người vợ vẫn chi tiêu hoang phí, thậm chí khẳng định “giờ xã hội như vậy, người ta nhìn vào mình đánh giá, bảo mình kém cỏi không kiếm ra tiền”.
Nguyên văn câu chuyện được chia sẻ như sau:
“Có nhiều khi muốn tâm sự lắm nhưng không biết tâm sự với ai, đành lên đây tâm sự một chút vì cũng không ai biết mình là ai cả.
Hai vợ chồng lấy nhau từ cuối năm 2020, lúc yêu và lúc mới cưới, vợ mình rất khác bây giờ. Khác nhất là trong việc chi tiêu, sinh hoạt, tiền nong.
Hai vợ chồng đi làm tổng lương được gần 15 triệu đồng. Ở thì ở thuê cái chung cư nhỏ để thuận tiện cho cả 2 đi làm cũng đã 4,5 triệu, tiền ăn uống các thứ, giao lưu, điện nước xăng xe, ma chay hiếu hỉ, tính ra 1 tháng 2 vợ chồng cũng tiêu hết cả chục triệu, để ra được 5 triệu/tháng thôi.
Đợt 2020 - 2021 thì không vấn đề gì, cứ tích góp tích góp, có đợt dịch cả 2 vợ chồng có làm được đồng nào đâu, cả tháng 6 triệu, tiền nhà vẫn phải trả, tiền ăn thì vẫn mất đó thôi… còn tiêu vào cả tiền tiết kiệm trước đó nữa. Mình tâm sự để mọi người hình dung cuộc sống của 2 vợ chồng ở đất Hà Nội này tạm thời ra sao. Vậy mà vợ mình giờ lại đua đòi ăn chơi, mua sắm…
Việc này xuất phát từ những người bạn của vợ, những người bạn ấy có điều kiện, chồng họ cũng kiếm được nhiều, họ mua túi xách, đi ăn những quán đắt tiền… và vợ mình cũng bắt đầu trở thành con người như vậy.
Mua những cái túi 3 - 5 triệu, những cái váy 1 - 2 triệu. Đi ăn nhà hàng mỗi lần phải hết 500 đến 1 triệu, có những lần phải vay tiền để đi ăn, đi chơi. Không phải cờ bạc, rượu chè gì đâu, chỉ là đi ăn nhà hàng sang, mua được những đồ đối với mình là khá đắt tiền và ở thời điểm này là không cần thiết. Có lần còn mua 1 đôi giày gần 9 triệu đồng. Các bạn hình dung 9 triệu là 1 tháng tiền ăn tiêu, tiền nhà của mình và vợ…
Vợ mình làm như vậy chỉ vì muốn cho những người xung quanh, bạn bè biết là gia đình mình cũng không phải khó khăn nhưng thật sự… đang trong tình trạng khó khăn thật. Mình cũng nói nhiều lần nhưng vợ nói giờ xã hội như vậy, người ta nhìn vào mình đánh giá mình ra, mình cứ tiết kiệm xong tằn tiện thì người ta bảo mình kém cỏi không kiếm ra tiền.
Rồi sắp tới còn Tết nhất nữa, vợ mình còn bảo: “Nhà anh thì em không biết chứ nhà ngoại thì mình phải biếu từ trên xuống dưới mỗi người một ít, cái này là lễ nghĩa con cháu,…”, từ 2020 đến giờ đã 2 cái Tết về quê hai bên nhưng mình rất sợ vì làm gì có tiền đâu. Bao nhiêu khoản phải lo, phải chi. Giờ số tiền tiết kiệm bằng 0, tháng nào hết tháng đó, mình hỏi cuối năm như nào thì vợ bảo: "Thì lấy thưởng ra, được thêm 1 tháng lương mà anh lo gì".
Vậy sau này còn con cái, nhỡ ốm đau thì sao? Nói ra thì cũng bảo mình kém, không nói thì không biết vợ có thấu hiểu không. Bế tắc quá!”.
Sau khi câu chuyện trên được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhận về nhiều lượt phản hồi của cộng đồng mạng. Nhiều người ngán ngẩm trước thói tiêu hoang, sĩ diện hão của người vợ này. Nhiều người khác khuyên anh chồng nên thẳng thắn góp ý với vợ để có cách giải quyết hợp tình, hợp lý.
Trong cuộc sống hôn nhân, nếu không tìm được tiếng nói chung, nhất là trong việc chi tiêu thì rất dễ xảy ra xung đột, bởi vì, ngoài vợ chồng còn có những mối quan hệ gia đình hai bên và cả trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con cái sau này.
Một số bình luận của cộng đồng mạng:
“Hai vợ chồng nên nói chuyện rõ ràng với nhau, chứ như thế vợ bạn tiêu hoang phí quá nha, đồng ý việc làm được tiêu được, nhưng cũng phải cân đối chi phí, tính toán dự phòng, sau này còn nhiều cái phát sinh, vay mượn không được ai đâu”;
“Trên đời này mỗi người có một tính, nhiều người sống không nghĩ đến tiết kiệm, mình cũng có nhiều người bạn như thế. Đã là vợ chồng thì ngồi xuống nói chuyện với nhau thôi. Chúc gia đình mình sớm cân bằng chi tiêu”;
“Lương hai vợ chồng 15 triệu mà dám mua đôi giày 9 triệu, tôi cũng nể chị vợ này thật. Sau đó, cả nhà ăn bằng gì không biết?”;
“Này có đứa con nữa chắc vay ngân hàng ăn tạm nhỉ? Giờ chưa có con cũng phải tính tiết kiệm dần đi chứ, tiêu hoang thế này thì chịu thôi”;
“Một người tiết kiệm, cân đo đong đếm, một người ăn chơi, đua đòi với bạn bè. Nếu không tìm được tiếng nói chung nữa thì ly hôn cũng là cách giải quyết tốt nhất cho cả hai”.
Vừa về ra mắt nhà bạn trai, vừa nghe cháu của anh vô tư nói một câu, tôi xách đồ...
Đến lúc trở vào nhà, tôi thấy hai đứa trẻ vẫn đang chơi xe đồ chơi với nhau. Tôi định đến bảo thằng bé vào nhà thì nghe nó nói với cậu bạn hàng xóm:
Kết quả ADN đích thị là con mình nhưng lại y đúc hàng xóm, cay đắng biết sự thật tôi...
Quả thật tôi không bao giờ ngờ có ngày hôm nay…
Ly hôn năm, chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con vô tư hỏi mẹ một câu...
Vợ cũ nói với tôi vì nhiều năm tôi không đến thăm nên con cũng không nhớ mặt bố. Sau đó, cô ấy còn nói thẳng:
Tình cờ thấy mẹ chồng giặt đồ lúc sáng sớm, tôi tức giận muốn bật khóc, cất luôn số tiền...
Tôi đau lòng và uất hận vô cùng. Tôi thương bản thân một thì thương con gái mười. Con gái tôi chẳng có tội tình gì, vừa sinh ra đã bị ông bà nội ghẻ lạnh.