Thông gia đại chiến vì cô dâu chú rể hủy hôn: Làm gì để hủy hôn, hoãn cưới êm thấm không tai tiếng?
Xôn xao chú rể hủy hôn nhưng nhà trai vẫn kéo đến rước dâu và quay sang đòi sính lễ
Hôm qua, cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ đoạn clip dài gần 30 phút, ghi lại cuộc tranh cãi hy hữu giữa 2 gia đình thông gia ngay trong ngày rước dâu. Nguyên nhân được cho là do cô dâu chú rể tự ý hủy hôn nhưng... không thông báo rõ ràng cho bố mẹ.
Câu chuyện được được một facebook tên L.N.Q chia sẻ như sau: "Cô dâu Y.N và chú rể V. có hứa hôn, vì lý do gì đó tự làm hợp đồng hôn nhân nhưng nhà gái không biết sự tồn tại của hợp đồng này. Gần đến ngày cưới, 2 đứa cãi nhau. Cô dâu hỏi có đám cưới nữa không thì chú rể nói hủy, tiệc nhà hàng cũng hủy luôn.
Cô này gọi cho dì 9 (mẹ chồng hoặc dì bên nhà chồng) để hỏi có đám cưới nữa không thì dì này bảo không biết. Tuy nhiên, cô bé vẫn báo với cha mẹ và cả nhà gái, đinh ninh là hủy hôn nên tới ngày cưới không chuẩn bị cỗ bàn, cũng không mời ai hết.
Đến ngày cưới thì nhà trai vẫn xuống rước dâu, nhà gái bất ngờ và có clip như trên".
Được biết, sau đó đại diện bên nhà trai nói nếu không cưới nữa thì bên gia đình cô dâu phải gửi lại nhà trai đôi bông tai và 20 triệu vào hôm ăn hỏi, tiền nạp tài, sắm lễ ăn hỏi, và cả... con lợn quay giá gần 5 triệu.
Clip trên đã khiến nhiều dân mạng phẫn nộ. Nhất là chú rể bị chỉ trích thậm tệ vì đã báo hủy hôn rồi còn xúm vào chửi mắng gia đình nhà gái.
Dù hủy hôn hoặc hoãn đám cưới đều phải cố gắng êm đẹp để không tai tiếng
Theo chuyên gia tâm lý Ánh Tuyết, tổng đài 1088 cho rằng, kết hôn là chuyện quan trọng của một đời người. Nếu cảm thấy không hợp nhau hay có vấn đề không hòa hợp, nên hủy hôn trước đám cưới. Như vậy dù muộn nhưng còn hơn về sống với nhau trong ân hận và đau khổ, để rồi phải ly hôn đường ai nấy đi.
Tuy nhiên, để vụ việc hủy hôn hay hoãn đám cưới không um xùm, cô dâu chú rể cũng như gia đình 2 bên nên giải quyết trong êm thấm để đỡ to tiếng, mang tiếng với hàng xóm và ảnh hưởng tới tương lai của chú rể, nhất là cô dâu.
Cụ thể như, khi có ý định hủy hôn hay hoãn đám cưới, cô dâu hoặc chú rể nên hẹn chồng, vợ sắp cưới ra gặp riêng để có cơ hội riêng tư được nói hết những lo lắng suy nghĩ của mình.
Sau khi ra quyết định, cô dâu, chú rể nên về nhà nói với bố mẹ, họ hàng về việc này. Từ đó, hai bên gia đình gặp nhau và bàn bạc lại chuyện hoãn hay hủy hôn.
Khi hủy hôn, thông thường cô dâu và nhà gái sẽ phải trả hết các sính lễ và tiền lễ mà nhà trai đã mang tới đưa cho nhà gái.
Riêng với những trường hợp đã đăng ký kết hôn mà chưa làm đám cưới thì có thể căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về hủy đăng ký kết hôn và theo điều 51 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
Trường hợp đặc biệt này thì cô dâu chú rể phải tiến hành yêu cầu giải quyết ly hôn và gửi đơn ly hôn với Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chú rể cư trú.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...