Thất thu ngân sách từ việc giao đất cho đại gia Xuân Trường xây chùa?
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) xung quanh việc cấp hàng ngàn hecta đất tại nhiều địa phương như Ninh Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Hải Phòng… để doanh nghiệp xây chùa, văn bản mới đây của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) khẳng định, việc giao đất, cho thuê đất có nhiều sai sót.
Việc giao đất xây dựng chùa Bái Đính tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Bộ TN&MT cho biết, từ năm 2006 đến năm 2012, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành 09 Quyết định thu hồi diện tích 518,3 ha đất và giao đất cho 03 cơ quan gồm: Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 495,3 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An 18,6 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính và Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn 4,3 ha để mở rộng khu dân cư hiện hữu.
Tuy nhiên, theo Bộ TN&MT, việc giao đất cho 03 đơn vị như trên để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất); không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của Luật đất đai nên chưa đủ cơ ở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất.
Tương tự, từ năm 2008 đến năm 2011, UBND tỉnh Hà Nam ban hành 02 Quyết định thu hồi đất đã giao cho Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và giao toàn bộ diện tích 815,1 ha nói trên cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Chúc theo dự án được duyệt. Chùa Tam Chúc có diện tích 1.205 ha mới được xây dựng bên cạnh chùa cổ Tam Chúc, thuộc quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (quy mô diện tích khoảng 4.000 ha).
Trong đó, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường thuê đất với diện tích 509,0 ha với thời hạn 50 năm; giao đất cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường với diện tích 306,1 ha, hình thức giao đất để quản lý và đầu tư xây dựng khu du lịch, nhưng không yêu cầu phải bàn giao lại cho Nhà nước sau khi hoàn thành xây dựng.
Bộ TN&MT khẳng định, các quyết định giao đất của tỉnh Hà Nam cho Doanh nghiệp Xuân Trường thực hiện xây dựng chùa Tam Chúc còn chưa rõ ràng về nội dung.
Liên quan tới việc giao đất trái quy định pháp luật để xây dựng chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc đã được Bộ TN&MT chỉ rõ ở trên, luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty Minh Bạch (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, để xảy ra sai sót trong việc bàn giao đất thực hiện dự án tâm linh trên, chắc chắn có trách nhiệm của UBND tỉnh Ninh Bình và Hà Nam.
Việc giao đất không rõ nội dung như: Chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; Không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất)... rõ ràng đang khiến ngân sách Nhà nước bị thất thu một số tiền lớn.
“Tôi cho rằng, Bộ TN&MT đã chỉ ra những sai sót trong việc bàn giao đất thực hiện xây chùa Bái Đính và Tam Chúc đã quá rõ ràng và phần nào giải đáp được những bức xúc, nghi ngờ trong dư luận về các dự án tâm linh khủng. Tuy nhiên, vẫn cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, cụ thể như Thanh tra Chính phủ vào cuộc làm rõ: Ngân sách bị thất thu bao nhiêu; trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai xót như thế nào…”, luật sư Tuấn Anh nói.
Về việc này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP.HCM) cho rằng cần có sự phân biệt minh bạch giữa việc cấp đất cho các dự án du lịch và dự án tâm linh, bởi về pháp lý, đây là hai hành vi có mục đích, tính chất khác nhau, dù có thể ở cạnh nhau.
Vị đại biểu TP.HCM cho rằng tín ngưỡng là một nhu cầu văn hóa, tinh thần mang tính truyền thống và lịch sử của nhiều người dân và các cộng đồng dân cư cần được tôn trọng và quan tâm thỏa đáng. Vì vậy, các dự án tâm linh phải nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của đa số người dân một cách vô vụ lợi.
Đặc biệt, ông Nghĩa nhấn mạnh, phải ngăn chặn các hành vi lợi dụng nhu cầu tín ngưỡng để đầu cơ đất đai, trục lợi bất chính, mà nhân dân ta gọi là “buôn thần, bán thánh”.
Ông bà dặn con cháu "trước cau sau chuối": Vậy trồng cây chuối trước nhà là phúc hay họa?
Theo người xưa, cây trồng trước nhà hay sau nhà đều có ý nghĩa phong thủy nhất định.
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.
Người xưa dặn dò: "Táo tàu thịnh vượng, cây mai phú quý", nên áp dụng ra sao?
Theo người xưa, cây mai và cây táo tàu được coi là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng, tuy nhiên cần lựa chọn vị trí trồng cây cho phù hợp.
Hoa linh lan - loài hoa mang hạnh phúc trở lại!
Hoa linh lan mang ý nghĩa xinh đẹp gì trong tình yêu và cuộc sống?