Thành phần vitamin K có trong thực phẩm nào?
Vitamin K có tác dụng gì
Vitamin K là thành phần có thể hòa tan được trong chất béo nên đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, loại vitamin này có tác dụng gì? phòng ngừa những bệnh nào? vitamin K có phải là kali không? Hay vitamin K có trong thực phẩm nào thì không phải ai cũng nắm rõ.
Theo Y học, sinh tố vitamin K tham gia vào trong quá trình đông máu, có công dụng giúp giảm chứng chảy máu trong những trường hợp như bệnh gan, kém hấp thụ hoặc do dùng kháng sinh nhiều ngày. vitamin K cũng giúp cho tiến trình đông máu diễn ra nhanh hơn, hạn chế được lượng máu bị mất đi do chấn thương. Nếu cơ thể chúng ta bị thiếu hụt vitamin K, máu sẽ không thể đông lại khi cần, điều này rất dễ dẫn đến tử vong do bị mất máu nhiều.
Nguyên tố vitamin K cùng với thành phần canxi cũng thúc đẩy quá trình xây dựng hệ cơ xương chắc khỏe. Vì thế, nếu cơ thể thiếu đi loại vitamin này sẽ gây ra hiện tượng loãng xương. Thêm vào đó, vitamin K cũng giúp cho cơ thể ngừa sỏi thận, điều này được thấy rất rõ ở những người thường xuyên ăn chay rất hiếm khi mắc phải loại bệnh này do được hấp thu một lượng lớn vitamin K. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp cơ thể chống chọi lại nhiều căn bệnh khác như: bệnh tụy, mật...
Hầu hết, sự thiếu hụt về vitamin K rất hiếm gặp ở những người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy vậy, đối với những người đang gặp chứng rối loạn tiêu hóa nặng hay đang phải điều trị kháng sinh mãn tính thì đây là những những đối tượng có nguy cơ bị thiếu vitamin K rất cao.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin K
Đóng vai trò quan trọng là thế, nhưng bạn đã biết vitamin K có trong thực phẩm nào chưa? Bạn có thể bổ sung loại vitamin này thông qua việc thường xuyên dung nạp các loại rau củ, trái cây và hạt (vitamin K rất ít xuất hiện hoặc gần như là không có trong các loại thịt cá).
Súp lơ xanh
Trong bông cải xanh có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, trong đó có cả vitamin K. Đây được xem là một trong những thực phẩm đứng đầu về hàm lượng vitamin K, nó cung cấp cả kẽm, vitamin C, canxi, kali,...vì thế, hãy thường xuyên ăn loại rau này để bổ sung thành phần vitamin K cho cơ thể nhé.
Rau cải bó xôi (bina)
Rau cải bó xôi (bina) chính là một trong số đó. Bạn có thể sử dụng loại rau này để trộn, nấu chín thành những món ăn bổ dưỡng cho bữa ăn hàng này để cung cấp thêm nhiều loại vitamin này cho cơ thể. Theo ước tính, trung bình cứ khoảng một bát nhỏ rau bó xôi thì có chứa đến 181% thành phần vitamin K, còn lại là vitamin C, sắt, canxi,...
Rau cải xoăn
Cải xoăn cũng là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, rất giàu vitamin K, có khả năng hạn chế thành phần cholesterol trong máu, ngừa ung thư. Trung bình, cứ một bó rau cải xoăn sẽ chứa khoảng 70% lượng vitamin K. Ngoài ra, loại rau này cũng chứa nhiều canxi, sắt, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì thế đừng quên bổ sung loại rau này vào trong bữa ăn hàng ngày của gia đình nhé.
Rau cần tây
Cần tây rất giàu chất xơ, dồi dào vitamin K. Trong 100g cần tây thì có đến 29.3 mcg vitamin K, trong đó có 15% lượng vitamin K mà bạn cần cho một ngày hoạt động. Cần tây cũng có chứa nhiều axit folic, chất chống oxy hoá, kali và canxi.
Măng tây
Rất nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chỉ cần ăn vài thân măng tây là đã có thể giúp làm tăng đáng kể lượng vitamin trong cơ thể, nhất là vitamin K. Do trong khoảng 100g măng tây thì có đến khoảng 41.6 mcg thành phần vitamin K.
Dưa chuột
Bạn thắc mắc liệu vitamin k có trong thực phẩm nào? hãy bổ sung ngay dưa chuột vào trong chế độ ăn nhé. Trung bình 100g dưa chuột chứa khoảng 16.4 mcg vitamin K, thêm vào đó, dưa chuột còn có chứa vitamin E, chất xơ, chất chống oxy hóa, nước,... Với loại rau này, bạn có thể dùng để ăn sống, trộn làm salad, gỏi hoặc kết hợp với các thực phẩm khác để chế biến thành các món ăn đều rất tốt cho sức khỏe.
Rau ngò tây
Ngò tây là rau gia vị thường dùng trong trang trí thức ăn, tuy nhiên rất ít ai biết rằng trong 100g ngò tây lại có chứa đến 310 mcg vitamin K cung cấp cho cơ thể. Vì thế, nếu muốn bổ sung thêm vitamin K, nhớ đừng quên loại rau này nhé.
Đinh hương
Tương tự như ngò tây, đinh hương cũng là một loại gia vị mang đến hương vị đặc biệt cho món ăn. Thế nhưng ít ai biết đinh hương cũng có chứa khá nhiều vitamin K. Do vậy, khi chế biến món ăn, đừng quên cho thêm loại gia vị này để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.
Quả nho
Nho là loại trái cây chứa vitamin K nhất trong các loại trái cây thông dụng với mọi người. Trung bình trong 100g nho tươi có chứa khoảng 14.6 mcg vitamin K.
Các loại trái cây được sấy khô
Các loại trái cây được sấy khô như mận, đào, việt quất, nho, cà chua, ... đều là các thực phẩm cung cấp hàm lượng vitamin K rất dồi dào. Hãy ăn một ít các loại quả khô này trong những bữa ăn phụ, nó vừa tốt cho sức khỏe lại không làm ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.
Những lưu ý khi bổ sung vitamin K
Theo khuyến cáo của WHO, trong một ngày chúng ta sẽ cần phải tiêu thụ từ 30 mcg – 80 mcg vitamin K tùy vào độ tuổi. Và việc bổ sung vitamin K thông qua ăn uống được xem là một trong những giải pháp được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên thực hiện thay vì dùng thêm thực phẩm chức năng để dung nạp loại vitamin này vào cơ thể. Kể cả khi bạn lo ngại chế độ ăn hàng ngày không thể đáp ứng đủ vitamin K cũng nên dùng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin K.
Một điều nữa bạn cần lưu ý đó là vitamin K chỉ có thể hấp thụ tốt nhất khi tiêu thụ cùng với chất béo. Việc sử dụng, liều lượng vitamin K cần vừa đủ với nhu cầu của cơ thể theo từng giai đoạn, không nên bổ sung quá nhiều sẽ dễ dẫn đến dư thừa, gây hại sức khỏe.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe, thể trạng, bệnh lý bản của thân mà việc bổ sung vitamin K cần phải có sự cân nhắc hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú, nên tránh bổ sung vitamin K liều cao bằng các sản phẩm chức năng, thay vào đó nên tăng cường loại vitamin này thông qua ăn uống các thực phẩm giàu vitamin K từ tự nhiên.
- Người từng có tiền sử đột quỵ, ngừng tim hay dễ bị đông máu, không nên tự ý bổ sung vitamin K mà không tham khảo qua ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Nếu đang trong giai đoạn sử dụng kháng sinh (trên 10 ngày), không nên bổ sung nhiều vitamin K. Chỉ nên dung nạp thông qua chế độ ăn uống, bởi kháng sinh sẽ làm tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột, làm ảnh hưởng khả năng hấp thụ vitamin K trong cơ thể.
- Nếu đang trong quá trình điều trị và dùng những loại thuốc giảm chất béo, cholesterol bên trong cơ thể, bạn có thể bổ sung thêm vitamin K.
Trên đây là một vài thông tin về tầm quan trọng của vitamin K đối với cơ thể cũng như thành phần vitamin k có trong thực phẩm nào. Hi vọng sẽ giúp cho bạn có được những thông tin hữu ích để có thể điều chỉnh và cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý.
6 lợi ích của việc ăn 2 quả chà là mỗi ngày
Chà là là một loại trái cây bổ dưỡng có hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao....
Thịt vịt ngon và giàu dinh dưỡng nhưng có 4 nhóm người không nên ăn để tránh hại thân
Thịt vịt là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có vị ngọt, giúp bồi bổ sức khỏe tuy nhiên một số...
Ngô nướng được coi là "thần dược mùa đông" nhưng 4 nhóm người này nên tránh ăn ngô kẻo “hại...
Vào mùa đông, ngô luộc, nướng trở thành món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, không phải...
Không chỉ có quần áo, máy giặt còn làm sạch những món đồ này trong tích tắc!
Máy giặt có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ giặt quần áo và chăn ga gối đệm. ...