Thanh long khiến cơ thể bạn thay đổi như thế nào?
Tuy vẻ ngoài không mấy hấp dẫn nhưng thanh long lại là loại trái cây giàu các dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe như như Vitamin C, carbohydrate, chất xơ, Vitamin B, canxi, sắt, phốt pho, lycopene...
Cơ thể của bạn sẽ có nhiều sự khác biệt nếu thường xuyên ăn loại quả có vị ngọt mát đặc trưng này.
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thanh long có chỉ số đường thấp, về cơ bản có tác dụng hạ đường huyết nhờ vào các chất chống oxy hóa và chiết xuất betacyanin trong quả.
Tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của thanh long được công bố trong nhiều nghiên cứu về loại bệnh này. Tuy nhiên, hiệu quả của thanh long thịt đỏ và thanh long thịt trắng có thể có sự khác biệt.
2. Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư
Những chất chống oxy hóa chính là nền tảng cơ bản để chống lại bệnh tật, ngăn chặn hoặc thậm chí tiêu diệt các gốc tự do.
Theo nghiên cứu, gốc tự do là bất cứ phân tử hóa học nào có một điện tử duy nhất (electron mang điện tích âm) hay một số lẻ điện tử.
Gốc tự do rất bất ổn, dễ tạo ra phản ứng, gây rối loạn các tế bào cơ thể, gây trở ngại cho việc bài tiết và hấp thu chất dinh dưỡng, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng, làm suy yếu các kích thích tố khiến cơ thể không thể tăng trưởng được.
Đây là tác nhân của lão hóa và nhiều loại bệnh nguy hiểm như Alzheimer, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, thậm chí là ung thư.
Quả thanh long chứa một số loại chất chống oxy hóa như Vitamin C, betalain và carotenoids. Các chất này được chứng minh có thể hạn chế mắc bệnh ung thư vú bằng cách ức chế các tế bào ung thư.
3. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, đường ruột
Muốn hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, cơ thể không thể thiếu chất xơ để ngăn ngừa táo bón, làm chậm quá trình hấp thụ đường.
Khoảng 175 gram thanh long sẽ cung cấp 7 gram chất xơ. Vì vậy, để ngăn ngừa hiện tượng táo bón, làm chậm quá trình hấp thụ đường, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, bạn nên thường xuyên ăn thanh long.
Ngoài ra, trong thanh long còn chứa prebiotic, một loại vi khuẩn tốt loại bỏ vi khuẩn xấu đường ruột một cách hiệu quả. Không những thế, prebiotic còn có khả năng giải quyết các nhiễm trùng được đường ruột hoặc những tác nhân làm bụng khó chịu.
Thanh long cũng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn lành mạnh như vi khuẩn axit lactic hay bifido.
4. Duy trì cân nặng hoặc giảm cân lành mạnh
Do hàm lượng chất xơ cao, khi ăn thanh long bạn sẽ cảm thấy no nhanh hơn. Thêm một điều nữa là thanh long cung cấp một số thành phần tốt cho sức khỏe khác mà cơ thể cần.
Sau khi ăn thanh long, cơ thể sẽ tập trung hấp thụ những chất này và không còn chỗ cho những thức ăn nhiều calo không cần thiết.
5. Làn da khỏe mạnh
Các chất chống oxy hóa trong thanh long, đặc biệt là Vitamin C có khả năng ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho da như mặt trời và làm chậm quá trình lão hóa.
Ngoài việc làm món tráng miệng đơn giản, bạn có thể làm mặt nạ dưỡng da bằng thanh long để điều trị mụn trứng cá, cháy nắng và ngăn ngừa lão hóa.
6. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
Flavonoid chứa nhiều trong trái thanh long là chất chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật, đóng vai trò rất quan trọng cho một trái tim khỏe mạnh, chống lại các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thành phần vitamin C trong quả thanh long còn giúp góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch. Đây cũng là chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...