Thận trọng với triệu chứng đau bụng trên rốn dưới ức
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn dưới ức là gì?
1. Ứ khí trong đường tiêu hóa
Khí trong đường tiêu hóa của con người được hiểu là khí nằm trong dạ dày hoặc đường ruột. Khí này thoát ra khỏi cơ thể thông qua đường miệng khi ợ hơi hoặc qua đường hậu môn khi xì hơi.
Đau bụng trên rốn dưới ức do ứ khí đường ruột thường không nghiêm trọng. Để phòng tránh hiện tượng này, người bệnh cố gắng ăn chậm hơn để tránh nuốt phải không khí. Ngoài ra, nên hạn chế một số thực phẩm làm gia tăng lượng khí trong ổ bụng.
Khí đường tiêu hóa thường biến mất trong vòng vài giờ mà không cần điều trị. Nếu nó xảy ra đi kèm với sốt, nôn mửa không kiểm soát được hoặc đau dữ dội, tốt nhất người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
2. Ăn khó tiêu
Khó tiêu là cảm giác khó chịu hay đau bụng trên rốn dưới ức sau khi ăn, nguyên nhân do sự giảm nhu động của đường tiêu hóa (dạ dày, thực quản hoặc tá tràng). Bệnh thường xuất hiện khi có quá nhiều axit trong dạ dày hoặc có thể xảy ra sau khi ăn thực phẩm có tính axit cao.
Trong số ít trường hợp, ăn khó tiêu có thể là do viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. Nếu khó tiêu xảy ra thường xuyên thì người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn hoặc sút cân không rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh khác nghiêm trọng hơn.
Thuốc tăng co bóp sẽ có hiệu quả cao trong việc kiểm soát triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên người bệnh cần xác định nguyên nhân và các yếu tố khởi phát chứng khó tiêu, chẳng hạn như một số loại thực phẩm, từ đó thay đổi lối sống lành mạnh hơn để loại bỏ hiện tượng này.
Những người mắc chứng khó tiêu thường xuyên hoặc nghiêm trọng cần đến cơ sở y tế để khám và kiểm soát các triệu chứng hoặc chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tiêu kéo dài.
3. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị sưng và đau, biểu hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng đau bụng thượng vị. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp nhất là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP). Ngoài ra, các nguyên nhân gây viêm dạ dày khác bao gồm:
- Bệnh Crohn
- Bệnh tự miễn
- Bệnh u hạt (sarcoidosis)
- Dị ứng
Phác đồ tiêu diệt vi khuẩn HP khi người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế sẽ giúp giải quyết tình trạng này. Ngoài ra, có thể giảm axit dạ dày bằng cách sử dụng chế độ ăn ít axit hoặc dùng thuốc chống tiết axit. Thuốc giảm đau có thể giúp giảm triệu chứng của viêm dạ dày, trong khi các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có thể ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Viêm dạ dày ruột
Bệnh viêm dạ dày ruột nguyên nhân do một số loại virus, dẫn đến đau bụng trên rốn dưới ức buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nghiêm trọng nhất là tình trạng mất nước có thể xảy ra.
Đa phần các triệu chứng sẽ tự hết trong vòng vài ngày. Để làm giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh cần tránh các bữa ăn nặng và chỉ uống nước lọc có thể giúp ngừng nôn.
Quan trọng nhất là tránh mất nước, vì vậy hãy cân nhắc đến việc bù nước và điện giải, chẳng hạn như oresol hoặc đơn giản là nước bình thường. Trong một số trường hợp người bệnh có thể cần phải đến cơ sở y tế truyền dịch để tránh mất nước nặng, như những người có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người có kèm bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư.
5. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, ruột thừa có thể bị vỡ và dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Trong giai đoạn đầu của viêm ruột thừa, triệu chứng đau bụng thượng vị thường gặp hơn là đau vùng hố chậu phải như nhiều người lầm tưởng. Khi nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, cơn đau mới bắt đầu di chuyển sang phía dưới bên phải. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ điều trị viêm ruột thừa bằng cách cắt bỏ ruột thừa.
6. Sỏi đường mật
Túi mật là cơ quan nằm ở bên phải ổ bụng và phía dưới gan. Túi mật có vai trò chứa mật hình thành từ tế bào gan, sau đó đưa mật đến tá tràng và ruột non để tiêu hóa thức ăn. Sỏi mật là những hạt cứng, rắn như đá hoặc ở dạng nhầy như bùn.
Sự tắc nghẽn túi mật do sỏi có thể gây đau bụng trên rốn dưới ức bên phải, kèm theo nôn mửa, mệt mỏi và kiệt sức.
Nếu sỏi mật không được điều trị có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan và tuyến tụy. Khi điều này xảy ra, người bệnh có thể bị vàng da, vàng mắt hoặc có thể bị nhiễm trùng tuyến tụy nghiêm trọng.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ điều trị sỏi mật bằng cách cắt bỏ túi mật, và người bệnh có thể sống một cuộc sống bình thường mà không cần túi mật.
7. Thủng dạ dày
Viêm dạ dày gây thủng dạ dày thì bệnh nhân cũng có triệu chứng đau bụng trên rốn dưới ức, xuất hiện các cơn đau đột ngột, đau dữ dội như bị dao đâm, bụng cứng như gỗ, hay bị nôn ói.
8. Ung thư dạ dày
Đau bụng trên rốn dưới ức cũng có thể gây ra ung thư dạ dày. Đây là bệnh lý tổn thương ác tính. Ung thư dạ dày tiến triển rất nhanh và đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Đau bụng trên rốn dưới ức khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh chỉ cần theo dõi để chờ xem cơn đau bụng trên rốn, gần ức có biến mất không, nếu đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì tốt nhất người bệnh cần đi khám bác sĩ. Người bệnh cần đi khám ngay trong các trường hợp sau:
- Nôn ói kéo dài liên tục.
- Có sốt cùng với đau bụng.
- Đau bụng xảy ra sau một chấn thương, chẳng hạn như bị đánh vào dạ dày.
- Bị đau bụng sau khi dùng một loại thuốc mới.
- Đau dạ dày xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu do HIV, hóa trị hoặc điều trị ức chế miễn dịch.
- Đau dữ dội ở bụng trên bên phải.
- Đau dạ dày khiến người bệnh không chịu nổi.
- Đau bụng trên rốn dưới ức khi mang thai.
- Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như không đi tiểu, môi nứt nẻ, da rất khô, chóng mặt hoặc mắt trũng
Đau bụng trên rốn dưới ức cách chữa tại nhà
Nếu bạn bị đau bụng trên rốn dưới ức trong các trường hợp nếu trên trong thời gian dài thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Nhưng nếu những cơn đau bụng trên rốn dưới ức chỉ mới xảy ra bạn có thể áp một số biện pháp sau:
1. Chườm ấm
Dùng khăn sạch thấm nước ấm chườm thường xuyên ở vùng thượng vị hoặc dùng một chai thuỷ tinh cho nước ấm vào lăn qua lăn lại ở vùng thượng vị.
2. Uống nước ấm
Bạn có thể sử dụng nước gừng, trà gừng ấm uống từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhanh và quá nhiều. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm mật ong để tăng hiệu quả hơn.
3. Vỏ quýt
Vỏ quýt là một mẹo dân gian sử dụng để chữa bệnh đau bụng. Chỉ cần lấy 10 gam vỏ quýt, 10 gram gừng tươi, 30 gram gạo cùng 350ml nước trộn đều đun lên chắt lấy nước uống, cơn đau bụng sẽ thuyên giảm ngay sau đó.
4. Chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế dùng thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích. Nên dùng dầu thực vật để hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chứng đau thượng vị.
Đau bụng trên rốn dưới ức trong một số trường hợp không phải là hiện tượng nguy hiểm, có thể do thói quen ăn uống không lành mạnh gây ra. Nhưng cũng có trường hợp đau bụng trên rốn là do viêm dạ dày, viêm ruột thừa hay sỏi mật. Vì vậy khi có biểu hiện đau bụng gần ức mà không chắc chắn về nguyên nhân, bạn nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....