Tử Cống hành vi cao thượng vì sao lại bị Khổng Tử phê bình 

Tử Cống là đại thương nhân nên thường giao dịch làm ăn với các nước khác. Nước Lỗ có luật rằng: Chỉ cần nhìn thấy người dân nước mình bị bán làm nô lệ ở nước khác là có thể chuộc họ trở về. Tiền chuộc sẽ do quốc gia chi trả. 

Pháp luật như vậy có tốt không? Vô cùng tốt! Có thể thức tỉnh lòng yêu mến và bảo vệ đồng bào của từng người dân mà giải cứu đồng bào mình. 

Trong cuốn “Uyên Giám Loại Hàm” có ghi lại rằng: Một lần nọ Tử Cống chuộc một người về nước. Khi quan phủ trả lại tiền chuộc cho ông thì Tử Cống từ chối không nhận. 

Thông thường mọi người sẽ cảm thấy Tử Cống thật cao thượng, không nhận cả tiền chuộc. Nhưng khi Tử Cống đến trước mặt Khổng Tử, Khổng Tử lại phê bình ông: “Tử Cống, con làm như vậy là sai rồi”.

Người nước Lỗ đều rất nghèo. Khi họ đến nước khác nhìn thấy người nước mình, họ sẽ nghĩ rằng: “Giả dụ mình chuộc anh ấy ra, mình lại nhận tiền chuộc, thì dường như thấp hơn Tử Cống một bậc”. Họ sẽ phải suy nghĩ, vì nếu nhận tiền chuộc thì có vẻ như không cao thượng bằng Tử Cống. Nhưng nếu họ không nhận tiền chuộc thì tình hình kinh tế lại rất eo hẹp, kinh tế trong nhà sẽ gặp khó khăn.


Đương nhiên, khi họ cứu người sẽ phải ngần ngại. Như vậy sẽ tạo thành ảnh hưởng không tốt. Ví như nói rằng có 100 người cứu người mà trong số đó chỉ có một người ngần ngại, thì rất có thể sẽ không chuộc người nước mình về. 

Vậy nên Khổng Tử mới nói rằng: “Con làm như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt”. 

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng vậy. Nhiều việc trên bề mặt tưởng là tốt, mà xét sâu xa lại gây hậu quả không tốt về lâu về dài. Nhiều việc có vẻ như trái với suy nghĩ của chúng ta, nhìn qua có vẻ không hợp với lẽ thường, nhưng thực sự lại mang đến những điều tốt đẹp.

Và đây là một số bài học ý nghĩa khác từ Khổng Tử chúng ta nên học tập:

1.Cách làm người của bậc thánh nhân

- Thành tín: Nói lời thành thật, có độ tin cậy

- Đạo hiếu: Trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng hàng đầu.

- Hối lỗi: Phải biết ăn năn, hối cải khi biết mình sai.

- Chí hướng: Làm người phải có mục tiêu riêng, không để những kẻ lỗ mãng làm lung lay chí hướng của mình.

- Bạn bè: Giữ tình bạn ở mức độ thân thiết phù hợp.

- Khoan dung: Là một loại cảnh giới.

2. Đạo đối nhân xử thế của bậc thánh nhân

- Nghe lời người khác nói thôi thì chưa đủ, cần phải quan sát hành động thực tế của họ để hiểu hơn.

- Sống linh hoạt, không tự phụ.

- Người không cùng chí hướng với ta thì không nên kết thành bạn bè.

- Dĩ hòa vi quý: Trong mọi trường hợp nên dùng sự hòa ái, ngay thẳng để xử lý tất cả các mối quan hệ.

- Cảnh giới cao nhất: Thái độ làm người trung dung, tức là giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập.

3. Lời nói và hành động của bậc thánh nhân

- Với những lời đồn đãi vô căn cứ, người thông minh sẽ biết cách tránh xa và bỏ ngoài tai.

- Không nên khoe khoang, nói được phải làm được.

- Nóng vội hấp tấp sẽ hỏng việc, đừng ham mê những lợi ích cá nhân nhỏ nhặt.

- Làm việc gì cũng phải trung nghĩa.

- Làm người phải ngay thẳng, trung thực.

4. Luôn sống lạc quan, vui vẻ

- Phải giàu lòng nhân ái, giàu tình cảm.

- Hoàng liên vi tiêu, khổ trung tầm lạc (Tạm dịch: hoàng liên vị vốn đắng, nếu loại bỏ vị đắng đó mới tìm thấy vị ngọt, cũng giống như con người tìm vui trong sự khổ hạnh).

- Thay đổi hoàn cảnh, chi bằng thay đổi bản thân trước.

- Đời người có vui vẻ hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính chúng ta.

- Một người không suy xét tương lai lâu dài, tất sẽ có khó khăn ngay trước mắt.

5. Tu thân dưỡng tính, củng cố nền tảng làm người cơ bản

- Những sự việc khiếm nhã, trái với lẽ thường chớ nên hành động, hãy để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người khác.

- Gần mực thì đen gần đèn thì rạng.

- Qua gian nan thử thách trông gai mới có thể biết được phẩm chất đạo đức của con người.

- Hãy làm chuyên gia trong lĩnh vực hiểu biết của bản thân mình.