Thai nhi 35 tuần tuổi: Bé bớt nhào lộn
Thai nhi 35 tuần tuổi phát triển ra sao?
Do sự lớn lên nhanh chóng về cả cân nặng và chiều cao nên ở trong bụng mẹ, thai nhi dường như không còn nhiều không gian để chuyển động như trước nữa. Ở tuần 35 của thai kỳ, thai nhi sẽ nặng khoảng 2.38 kg và cao 46cm tương đương với kích thích của một quả dưa xanh.
Do khoảng trống trong bụng mẹ ngày một bị thu hẹp nên bé không thể thực hiện được các cú lộn nhào nhưng tần suất những cú huých, cú đạp của bé vẫn đều đặn. Chính vì thế, các mẹ cần phải học thói quen theo dõi số lần đạp của con để nhận biết xem bé có đang an toàn hay không.
Ở tuần 35, các cơ quan trong cơ thể bé đã dần hoàn thiện với thận phát triển đầy đủ và gan đã bắt đầu hoạt động. Trong vài tuần tới, bé sẽ có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng nên mẹ cần phải chú ý đến .
Cuộc sống mẹ bầu 35 tuần thay đổi thế nào?
Ở thời điểm này, cân nặng và chiều cao của thai nhi phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ cũng sẽ lớn dần đáng kể. Nếu có thể nhìn trực tiếp bên trong tử cung, bạn sẽ nhận thấy giờ đây phần lớn không gian trong tử cung là để dành chứa em bé còn thể tích nước ối đã giảm đi nhiều.
Tử cung của mẹ căng lên như một quả bóng và có xu hướng chèn lên các cơ quan nội tạng khác, đó là lý do tại sao bạn có thể phải đi tiểu thường xuyên hơn và có thể bị ợ nóng, đau dạ dày và gặp phải nhiều hiện tượng khác. Nếu bạn không vật lộn với những phiền toái này thì bạn là một trong số ít người may mắn khi mang bầu.
Bắt đầu từ thời điểm này trở đi, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe cũng như mọi dấu hiệu xảy ra đối với cơ thể. Khoảng thời gian từ tuần 35 đến 37, bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ lấy mẫu âm đạo nhằm thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). Nhiễm GBS trong thai kỳ có thể gây sinh non, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hậu sản ở mẹ. Đặc biệt, nếu mẹ nhiễm GBS trong thai kỳ, trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng sơ sinh.
Liên cầu khuẩn nhóm B thường không gây nguy hiểm cho người lớn nhưng nếu thai phụ dương tính với kết quả kiểm tra và truyền vi khuẩn sang cho con trong lúc sinh (sinh con qua ngả âm đạo) thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như khiến bé bị viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.
Trên thực tế, có khoảng 10-30% phụ nữ mang thai nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B nhưng lại không hề biết đến điều đó. Nếu bạn là người mang GBS thì bạn sẽ được tiêm kháng sinh trong thời gian chuyển dạ, nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
Khi bước sang tuần 35, đây cũng chính là thời điểm mẹ bầu nên trang bị một vài kiến thức cũng như những đồ dùng cần thiết cho quá trình sinh nở sắp tới. Tìm hiểu bệnh viện nơi sinh và thảo luận với Bác sĩ chuyên khoa những dấu hiệu cần thiết phảo nhập viện, lựa chọn phương pháp sinh, chuẩn bị mọi đồ đạc thiết yếu là những công việc quan trọng bạn cần tự thực hiện hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của người thân.
Kiến thức cho mẹ: Cần mang theo những gì khi đi đẻ?
Vào thời điểm này hầu hết các bà mẹ đã sắm đủ đồ cho em bé sơ sinh. Vậy khi đi đẻ mẹ cần mang theo những gì?
Các giấy tờ cần thiết
- Tất cả các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm kể từ ngày bắt đầu đi khám thai để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi. Những giấy tờ này sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn tuổi của thai nhi cũng như các tình trạng khác của thai, bệnh lý của mẹ.
- Các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế. Nên photocopy sẵn hai bản và mang theo cả bản gốc đề phòng trường hợp bệnh viện yêu cầu.
- Tiền để đóng phí tạm ứng và chi tiêu những khoản phát sinh khi nằm viện.
Quần áo, đồ đạc cho mẹ và bé
Ngày nay, hầu hết các bệnh viện đều có sẵn đồ cho sản phụ và em bé sơ sinh. Vì vậy mẹ không cần mang theo quá nhiều đồ. Hãy tham khảo nơi bệnh viện mình sinh con xem bạn cần chuẩn bị thêm những gì ngoài những thứ bệnh viện đã cung cấp sẵn.
Việc mẹ cần làm khi mang thai 35 tuần
- Mua sắm những đồ còn thiếu cho mẹ và bé cần khi đi đẻ và sau sinh
- Sắp sẵn đồ đi đẻ vào giỏ riêng, để ở nơi mà những người thân của mình biết, dặn người thân của mình (chồng, mẹ, anh chị em…) khi mình có dấu hiệu chuyển dạ, nhớ mang giỏ đồ đã chuẩn bị sẵn này. Không quên mang theo bộ hồ sơ khám thai nhé.
- Tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ sinh con
- Lưu lại những số điện thoại quan trọng như số của bác sĩ nhờ đỡ đẻ, số của người thân trong gia đình hoặc số của các bệnh viện nơi bạn chọn sinh con…
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.