Tết như 'đi đày' vì cỗ bàn liên miên
Lúc bé tôi rất thích Tết, lớn lên đi làm tôi vẫn mông ngóng đến Tết vì được nghỉ ngơi. Nhưng từ khi lập gia đình và có con nhỏ, thì mỗi dịp lễ Tết, tôi giống như bị "đi đày" dù nhà tôi 365 ngày như một. Nhưng ngày Tết của tôi nhiều năm nay là triền miên cũng buổi họp mặt, túm tụm ăn nhậu. Tôi làm tiệc và dọn dẹp hết hơi, không ăn được mấy miếng vì đồ những người thích nhậu thì tôi vốn không ăn được.
Còn nói Tết là dịp quây quần gia đình thì với tôi lại càng không. Thay vào đó là những giờ ngồi nghe như tra tấn, vì cách biệt thế hệ nên tôi không nói được mấy chuyện vui vẻ với người lớn trong nhà, chủ yếu chỉ toàn thấy cạnh khóe nhau, mấy chuyện tiêu cực... Khi tôi chưa sinh con thì bị nhắc "đẻ đi", sinh một đứa rồi thì bị giục "tranh thủ đẻ thêm đứa nữa đi không tịt bây giờ".
Có người bảo "không muốn tụ tập thì đi du lịch trốn Tết". Nhưng sức khỏe của tôi vốn yếu, sợ nhất đi xa. Và quan trọng là đi làm vất vả cả năm, nói thật tôi chỉ mong mấy ngày nghỉ lễ được ở nhà nghỉ ngơi, lấy lại sức. Nhiều khi mệt mỏi, tôi trốn biệt trong nhà, không đến tụ tập với gia đình, nhưng sau đó lại bị gọi lên chửi mắng.
Tới giờ, tôi vẫn ám ảnh cái Tết cách đây hai năm. Năm đầu tiên lấy chồng, Tết với tôi vẫn ổn vì ở trọ xa, bố mẹ chồng lại ở quê. Sang năm sau, hai đứa đã mua nhà riêng nên từ 27 đến 30 Tết là chúng tôi đã sang phụ bố mẹ gói bánh, đụng lợn. Rồi sinh nhật hay giỗ chạp gì ở nhà cô chồng là chúng tôi cũng luôn tay luôn chân. Đến mức cô chồng còn chửi um lên rằng "chú cứ bày ra nhậu trong khi cô đau ốm, phải gọi gấp hai vợ chồng cháu sang phụ".
Vì lúc ấy mới về làm dâu, cái gì cũng sợ, nếu tôi không tới, kiểu gì họ hàng cũng nói lại với bố mẹ chồng và tôi sẽ bị trách móc. Thế là hai vợ chồng tôi cứ ra vào nhà họ vậy đó. Không phải để ăn uống, nói chuyện, mà là phụ nấu nướng, dọn dẹp vì họ nhiều khách.
Đi làm cả năm vất vả, Tết tôi chỉ muốn ở nhà. Nhưng cứ hết người này đến người khác nói "mời hai vợ chồng sang ăn bữa cơm". Thực tế là sang phụ nấu nướng và dọn dẹp, thậm chí hai đứa đang đi chơi Tết cũng bị gọi giục về. Mà hễ về muộn lúc cỗ bàn đã xong xuôi là kiểu gì tôi cũng bị nghe phàn nàn.
Tới mùng Ba Tết, tôi chán quá nên bảo chồng thích đi thì đi, còn mình kiên quyết ở nhà. Lúc ấy, dì ruột tôi đến thăm vào bữa trưa và tôi không kịp chuẩn bị cơm nước gì, gọi chồng về phụ nhưng anh không về được vì còn bận nấu nướng bên kia. Trước khi kết hôn, chồng đã luôn ngoan ngoãn, nhiệt tình với người thân, họ hàng nên giờ vẫn ai gọi là giúp ngay.
Lúc ấy, tôi vô cùng tủi thân, tự hỏi "họ có nhà để chăm sóc, mình cũng có mái nhà cần chăm dọn; họ có khách, mình cũng có; họ có Tết, chẳng lẽ mình không cần Tết sao?". Sau này, dịch Covid-19 bùng phát nên chúng tôi ít đi lại họ hàng, nên Tết năm rồi tôi mới thấy thảnh thơi đôi chút. Tôi học cách "bơ đi mà sống", mặc kệ những lời trách móc của họ hàng mỗi khi mình vắng mặt trong các cuộc tụ tập, cỗ bàn.
Bước qua hôn nhân đổ vỡ, MC Mai Ngọc tuyên bố 'tự làm chủ' cuộc đời, khẳng định 'nhiều người...
Bị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
Trở lại sau 3 năm, liệu Lý Tử Thất có lấy lại được hào quang?
Sau 3 năm, thị trường đã xuất hiện thêm nhiều “bản sao” Lý Tử Thất mới. Đi cùng là sự trỗi dậy của livestream bán hàng, thứ chưa có trong phong cách làm video trước đây của cô.
Rầm rộ trào lưu lá chuối chiên giòn, trộn gỏi trên mạng xã hội
Lá chuối chiên giòn đang trở thành trào lưu ăn uống được quan tâm, dù gây nhiều tranh cãi. Sự thật đằng sau món ăn này sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
Xót xa vòng hoa trắng tiễn biệt cô gái trẻ tử vong vì nhóm 'quái xế' ở Hà Nội, Erik...
Ca sĩ Erik thương tiếc tiễn biệt, gửi hoa chia buồn với gia đình cô gái trong vụ tai nạn ở Hà Nội. Được biết, nam ca sĩ và cô gái là những người bạn thân học cùng trường cấp 2.