Tay con chia ngấn ai cũng khen dễ thương, mẹ khóc ngất vì bác sĩ bảo "Phải cắt bỏ"
Người mẹ trẻ những tưởng cậu bé chỉ bị bệnh thông thường, không ngờ bác sĩ sau khi chẩn đoán đã nghiêm giọng.
Trẻ sơ sinh bụ bẫm "có da có thịt' luôn được khen là dễ thương. Trong mắt người già, những em bé như vậy chứng tỏ gia đình khéo chăm, là phước lành của cả nhà. Bà mẹ Tiểu Trang (26 tuổi) người Trung Quốc cách đây 3 tuần hạ sinh một bé trai vô cùng bụ bẫm.
Sau thời gian chăm sóc tích cực, đứa trẻ ngày càng tăng cân, toàn bộ cơ thể thịt chắc nịch, bàn tay bàn chân thì mũm mĩm, chia khúc. Không chỉ người mẹ và cả gia đình ai cũng thích bế cháu đi chơi vì được mọi người khen dễ thương.
Tuy nhiên thời gian gần đây, thời tiết thay đổi thất thường, đứa trẻ hay đổ mồ hôi. Hôm đó. chị Tiểu Trang tắm cho con trai thì vừa bỏ vào nước, cậu bé liền khóc. Đặc biệt là khi chị Trang sờ vào tay con, cẩn thận tách kỹ những ngấn thịt trên tay cậu bé, chị giật mình phát hiện bên trong đang bị loét, có cả mùi hôi.
Chị Trang nhanh chóng đưa con quay trở lại bệnh viện kiểm tra. Người mẹ trẻ những tưởng cậu bé chỉ bị loét da thông thường hoặc chớm béo phì cấp độ nhẹ, không ngờ bác sĩ sau khi chẩn đoán đã nghiêm giọng cho biết "Đứa trẻ đã bị mắc hội chứng dải sợi ối, có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên bây giờ thần kinh và mô cơ ở tay đã bị hoại tử, cần phải cắt cụt. Nếu không, đứa trẻ sẽ gặp nguy hiểm".
Lời bác sĩ giống như sét đánh ngang tai. Một đứa trẻ dễ thương như vậy, giờ làm sao có thể bị cắt cụt đôi tay? Gia đình chị Trang đưa con đến rất nhiều bệnh viện khác để kiểm tra nhưng kết quả vẫn như vậy. Khi đó, mọi người chỉ còn biết nhìn nhau mà khóc, không khí trong nhà căng như dây đàn, không ai ăn uống hay nói chuyện.
Dải sợi ối hay còn gọi với cái tên vách ngăn buồng ối thực chất chỉ là những sợi dây vắt ngang buồng ối. Các sợi này trôi nổi trong nước ối, có thể quấn vào các bộ phận của phôi thai. Khi thai nhi lớn lên, sợi dải ối sẽ tạo thành các vòng quấn ngày càng chặt, khiến máu không thể lưu thông được, ảnh hưởng đến cung cấp máu, dẫn đến rối loạn phát triển chân tay, hoại tử chi.
Trường hợp của con trai chị Trang, dải sợi ối quấn quanh cổ tay. Đứa trẻ khi sinh ra đã có chút vấn đề nhưng gia đình không chú tâm kiểm tra, lại nuôi con quá bụ bẫm, khiến phần thịt chèn ép không nhìn thấy. Khi phát hiện thì đã muộn màng.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...