Tất tật đặc quyền chồng được hưởng khi vợ sinh con: Được tiền, được nghỉ tội gì để phí!
Nếu như phụ nữ sinh con được nghỉ 6 tháng thai sản và mức trợ cấp thai sản bằng 100% bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng liền kề trước khi sinh, thì nam giới - chồng của sản phụ sinh con cũng được hưởng chế độ thai sản.
Không ít những cặp đôi sinh con lần đầu hoặc nhiều người nghĩ “chẳng đáng gì” nên không sử dụng đến chế độ thai sản dành cho chồng này. Tuy nhiên, khi vợ sinh con, lao động nam vừa được tiền, vừa được nghỉ ở nhà chăm sóc vợ thì anh em không nên để phí.
Theo luật BHXH ban hành ngày 20/11/2014, có hiệu lực từ 1/1/2016 và đã có những thay đổi vào năm 2018 theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP, lao động nam muốn được hưởng những đặc quyền này cần biết trình tự làm hồ sơ, thủ tục đầy đủ.
Dù người vợ không có bảo hiểm xã hội nhưng người chồng có tham gia thì khi vợ sinh con, chồng vẫn được hưởng chế độ thai sản như đã được quy định trong luật. (ảnh minh họa)
Điều kiện hưởng chế độ thai sản với người chồng:
- Chồng đã tham gia BHXH trước khi vợ sinh con.
- Chồng đã tham gia BHXH tối thiểu được 6 tháng trong 12 tháng trước khi vợ sinh con (dành cho trường hợp xét hưởng trợ cấp 1 lần và chỉ có chồng tham gia đóng BHXH).
Thời gian nghỉ thai sản chồng được hưởng
Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 5 ngày làm việc.
b) 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”.
Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản một ngày của lao động nam (đối tượng được đề cập tại khoản 2 Điều 34 vừa trích dẫn ở trên) được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày, kể từ ngày vợ sinh con. Thời gian nghỉ không tính các ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng bằng tiền
– Nếu cả vợ và chồng cùng tham gia BHXH thì mức hưởng bằng tiền sẽ được tính như sau:
= (Số tiền lương bình quân 6 tháng đóng BHXH trước khi vợ sinh con)/24 x số ngày nghỉ.
– Nếu chỉ riêng người chồng tham gia đóng BHXH thì mức hưởng được tính như sau:
Theo luật BHXH năm 2014, nếu chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở = 1,3 triệu). Trong khi đó, theo nghị định 72/2018/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.300.000 triệu đồng/ tháng lên 1.390.000 đồng/tháng.
Do đó, mức hưởng trợ cấp thai sản từ tháng 7/2018 sẽ là: 2 x 1.390.000 = 2.780.000 đồng.
Hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản đối với chồng
- Giấy chứng sinh bản sao hoặc giấy khai sinh bản sao của con.
- Nếu sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi cần có giấy xác nhận của cơ sở y tế.
Thời hạn nộp hồ sơ
- Trong thời gian 45 ngày kể từ khi quay trở lại nơi làm việc, người chồng phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn này, hồ sơ không có tác dụng.
- Doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.