Có nhiều nguyên nhân khiến hơi thở có mùi như sâu răng, viêm nướu, viêm amidan hay đơn giản hơn là việc bạn chưa chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách.

Căn bệnh phổ biến này không khó chữa trị, bạn có thể dùng 5 cách chữa hôi miệng đơn giản dưới đây để có thể tự tin hơn trong giao tiếp.

Các nguyên liệu chữa hôi miệng hiệu quả

Rau mùi tây

Chất diệp lục trong rau mùi tây sẽ góp phần hạn chế những tác nhân gây mùi hôi trong miệng.

Lấy lá mùi tây nhúng vào giấm sau đó nhai kỹ từ 1-2 phút. Hoặc bạn có thể sử dụng nước ép rau mùi tây ngậm để chữa hôi miệng. Không chỉ giúp hơi thở thêm thơm mát, lá rau mùi còn có ích cho hệ tiêu hóa vì nó làm giảm việc sản sinh khí đường ruột.

Rau mùi tây có khả năng giảm bớt tình trạng hôi miệng hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Lá ổi

Theo nhiều nghiên cứu, lá ổi chứa nhiều phosphoric, oxalic hay tannic có khả năng khử mùi hôi miệng và làm trắng răng tự nhiên vô cùng hiệu quả.

Bạn chỉ cần nhai trực tiếp 1 lá ổi trong miệng, mùi hôi sẽ biến mất nhanh chóng vì loại lá này có tính kháng khuẩn cao và mùi thơm dịu nhẹ. Ngoài ra, có thể đun lá ổi với nước và ngậm hỗn hợp đó thường xuyên, mùi hôi miệng cũng thuyên giảm đáng kể.

Lá ổi giúp hơi thở thơm mát hơn - Ảnh minh họa: Internet

Rau thì là

Rau thì là được sử dụng rất phổ biến trong nấu ăn, loại thảo mộc này có đặc tính kháng khuẩn, ngăn chặn hơi thở có mùi.

Cách sử dụng khá đơn giản, lấy một thìa thì là và nhai từ từ. Bên cạnh đó, bạn có thể nhai hạt cây thì là kết hợp với những hạt khác như đinh hương, bạch đậu khấu; hỗn hợp này giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát mùi hôi miệng.

Chữa hôi miệng bằng rau thì là vừa hiệu quả lại tiết kiệm - Ảnh minh họa: Internet

Dầu cây tràm trà

Trong dầu cây tràm trà có tính sát trùng cao, hoạt động như một chất khử mùi mạnh. 

Dùng vài giọt dầu cây tràm trà nhỏ lên bàn chải đánh răng mỗi ngày hay sử dụng loại kem đánh răng có chứa tinh chất dầu cây tràm trà để vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Tinh dầu tràm trà giúp ngăn ngừa các vi khuẩn gây hôi miệng - Ảnh minh họa: Internet

Lá bạc hà

Mùi bạc hà được sử dụng rất nhiều khi sản xuất kẹo cao su, tinh dầu. Bởi vì trong lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng điều trị hôi miệng hiệu quả.

Có thể nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc giã thành nước cốt để sử dụng dần. Pha nước cốt bạc hà với nước lọc theo tỷ lệ 1:3 và súc miệng khoảng 2-3 lần/ngày. Bên cạnh đó, dùng nước bạc hà để ăn sống cũng có tác dụng khử hôi miệng.

Mùi hôi miệng được giảm bớt nhanh chóng khi dùng lá bạc hà - Ảnh minh họa: Internet

Mẹo nhỏ giảm bớt mùi hôi miệng 

Không nên sử dụng quá nhiều các thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, thuốc lá,...

Đánh răng hàng ngày sau khi ăn; thường xuyên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong kẽ răng.

Uống nhiều nước trong ngày để cung cấp lượng nước cho cơ thể, tránh bị khô miệng sẽ gây mùi hôi.

Cạo lưỡi hằng ngày để loại bỏ cặn bã, vi khuẩn và thức ăn thừa còn bám trên lưỡi.

Nên nhai kẹo cao su để giảm bớt mùi hôi miệng.

Ngậm và súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để khử mùi hôi và hạn chế viêm lợi.