Tạo thói quen tốt cho trẻ sơ sinh từ sớm để mẹ khỏe, bé ngoan
Nội dung bài viết
Vì sao phải tạo thói quen tốt cho trẻ sơ sinh?
Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều vô cùng mệt mỏi đối với các ông bố, bà mẹ trẻ, chưa có kinh nghiệm, đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn do chế độ sinh hoạt và nhu cầu của bé không giống như người lớn.
Có những bà mẹ phải thức ngày, thức đêm chăm sóc con nhỏ, đáp ứng nhu cầu ăn uống, đòi bồng bế của bé… nhưng vẫn có những mẹ lại chăm sóc con rất nhàn. Điều này phụ thuộc vào việc hình thành của bé từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy, để bé khỏe mạnh và mẹ cũng đỡ vất vả hơn, mẹ hãy tạo thói quen tốt cho trẻ sơ sinh ngay từ những ngày đầu.
Việc tạo thói quen tốt cho trẻ sơ sinh không hề đơn giản mà cần có thời gian và sự kiên nhẫn. Vì vậy, các mẹ hãy bình tĩnh để dạy bé mỗi ngày. Mẹ nên dạy cho con từ những điều nhỏ nhất như: Ngủ đúng giờ, đi vệ sinh, dọn dẹp đồ chơi, ăn uống đúng bữa…
Những điều này sẽ giúp bé có cuộc sống khoa học, đảm bảo sức khỏe đồng thời hình thành nhân cách tốt theo thời gian. Bài viết sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu chi tiết hơn về cách tập thói quen tốt cho trẻ sơ sinh.
Tạo thói quen tốt cho trẻ sơ sinh
1. Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm
Trẻ sơ sinh mới thường ngủ rất nhiều và chỉ thức dậy khi đói bụng nên bé hầu như không phân biệt được ngày, đêm. Có nhiều bé ngủ rất nhiều vào ban ngày và thức dậy quấy khóc vào ban đêm khiến bố mẹ rất mệt mỏi và không theo kịp nhịp sinh lý của bé.
Việc dạy trẻ phân biệt ngày, đêm không chỉ giúp bé hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt mà còn giúp mẹ khỏe hơn trong việc chăm sóc con mỗi ngày.
Để hình thành cách phân biệt ngày đêm cho trẻ thì vào ban ngày, mẹ nên giữ cho nhà cửa nhiều ánh sáng và ngược lại vào ban đêm, mẹ chỉ nên để ánh sáng mờ và giữ nhà yên tĩnh.
Đừng nói chuyện với bé khi cho bé ăn đêm, hãy để bé nhận biết đêm là để ngủ và ban ngày là giao tiếp và chơi đùa.
2. Tập thói quen ăn uống cho trẻ
Thời gian đầu đời, cứ khoảng 2 – 3 tiếng là bé sẽ đòi bú mẹ. Khi đến tuổi ăn dặm, mẹ nên xây dựng cho con lịch ăn trong ngày như hai bữa cháo mỗi ngày, xen kẽ vào đó là các cữ sữa và hoa quả, sữa chua, bánh gạo ăn dặm…
Mẹ nên duy trì thói quen ăn đúng bữa, không nên phá vỡ lịch ăn uống của bé thì đến hơn 1 tuổi bé sẽ ăn ngoan trong các bữa ăn và mẹ nhàn hạ hơn rất nhiều.
Lên lịch cho thời gian bữa ăn chính và phụ rõ ràng, điều này sẽ giúp bé cảm nhận được cảm giác no và đói. Các mẹ nên sắp xếp các bữa ăn cách nhau từ 2 – 4 tiếng để bé có thể tiêu hóa được các thức ăn đã ăn trước đó.
Giờ giấc cho các bữa ăn nên dự theo thói quen gia đình, giữa các bữa ăn chính và phụ chỉ nên cho bé uống nước. Các mẹ chỉ nên cho con ăn trong vòng 30 – 45 phút, nếu qua thời gian thì mẹ không nên cố ép trẻ ăn thêm.
Mẹ nên để cho trẻ tập trung ăn uống bằng cách sử dụng ghế ngồi trẻ em, khi đến giờ ăn thì cho bé ngồi vào bàn, tắt tivi, ipad hay các thiết bị công nghệ để cho bé tập trung ăn uống và mẹ cũng nên ngồi ăn cùng trẻ, đừng chạy loanh quanh làm việc nọ việc kia.
Theo nghiên cứu, cảm giác thèm ăn chỉ thường diễn ra trong vòng 15 – 20 phút đầu tiên trong bữa ăn. Chính vì vậy các mẹ hãy để bé tập trung ăn uống, không kéo dài bữa ăn và không để trẻ vừa chơi vừa ăn hay xem tivi, điều này sẽ khiến giảm ham muốn ăn uống ở trẻ.
Đảm bảo các bữa ăn đúng giờ giấc mẹ đặt ra trong 1 – 2 tuần, sau đó đánh giá xem lịch ăn này có phù hợp không với tình hình hiện tại và sự phát triển của trẻ không, sau đó có sự thay đổi phù hợp.
3. Thời gian cho bé sơ sinh vui chơi
Vui chơi là nhu cầu thiết yếu của trẻ em, điều này giúp bé năng động, khỏe khoắn và học hỏi được nhiều điều hơn mỗi ngày. Thời gian vui chơi của trẻ sơ sinh cũng cần được thiết kế hợp lý giúp hình thành thói quen tốt, cải thiện sức khỏe.
Các bé sơ sinh cần có không gian vui chơi trong nhà và ngoài nhà, chơi với các món đồ chơi trẻ em. Việc vui chơi giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, đặc biệt là khi vui chơi bên ngoài, bé sẽ ngắm nhìn và tiếp thu được nhiều điều thú vị, sớm ổn định tâm lý và mạnh dạn hơn.
Mặt khác, không gian tự nhiên với thời tiết đa dạng sẽ giúp bé sớm làm quen và tăng cường sức đề kháng tốt nhất. Tuy nhiên, khi ra ngoài chơi, các mẹ cần trang bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho bé như kính râm cho bé khi trời quá nắng, khăn chùm che bụi, tã cho bé để thay khi bé đi vệ sinh.
4. Tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ
Tập thói quen đi vệ sinh mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé sau này. Mẹ có thể bỏ bỉm, tập xi cho con từ khi con 4 tháng trở lên. Thói quen này vừa giúp mẹ tiết kiệm chi phí bỉm tã của con, đồng thời tạo cho con thói quen chủ động trong chuyện vệ sinh.
Để tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ, đầu tiên mẹ cần là một chiếc bô hay ghế tập đi vệ sinh và cho bé ăn uống đồ ăn nhẹ giúp bé đi tiêu và tiểu tốt hơn.
Quan sát biểu hiện của con để xác định khi nào bé muốn đi vệ sinh, ở mỗi trẻ có những biểu hiện khác nên mẹ cần học cách quan sát và tìm ra quy luật chính xác.
Mẹ nên dạy trẻ cách nhận biết thời gian chuẩn bị đi tiểu tiện bằng cách dựa trên một sự kiện, mốc thời gian nào đó như: trước hoặc sau khi bú sữa, trước hoặc sau khi chơi cùng mẹ, trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy để bé quen dần
Dạy trẻ đi vệ sinh giúp mẹ tiết kiệm bỉm tã cho con hiệu quả
5. Tập thói quen đi ngủ đúng giờ
Để trẻ phát triển tốt về thể chất và trí tuệ thì các mẹ cần cho trẻ ngủ đủ giấc trong ngày. Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều, thời gian khoảng 15 – 17 tiếng một ngày, Càng lớn, thời gian ngủ của bé càng rút ngắn lại và cho đến 1 tuổi thời gian ngủ trung bình khoảng 12 – 14 tiếng mỗi ngày là đủ.
Từ khi còn nhỏ, các mẹ nên để đèn có ánh sáng yếu khi bé ngủ, điều này giúp bé làm quen với khi nào cần phải đi ngủ, hình thành thói quen tốt.
Khi trẻ được 10 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể rèn cho bé ngủ trưa từ 11 giờ – 14 giờ, tối ngủ sớm từ 20 giờ – 6 giờ sáng. Thời gian còn lại hãy cho bé tham gia vào các hoạt động vui chơi để bé ngủ ngon giấc hơn.
Mẹ không nên cho bé ngủ thoải mái lúc nào muốn thì dậy vì nó sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể của bé, đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp cho những hoạt động cơ thể của bé đi vào ổn định, góp phần nâng cao sức khỏe từ nhỏ.
Để giúp bé có giấc ngủ ngon, mẹ hãy chuẩn bị nơi con ngủ cố định để bé dần nhận biết khi vào chỗ nệm hay giường, cũi hay màn chống muỗi là thời gian để ngủ.
Tập thói quen tốt cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp bé khỏe mạnh hơn, mà còn giúp mẹ đỡ vất vả trong việc chăm sóc con nhỏ mỗi ngày. Thời gian đầu có thể gặp nhiều khó khăn do bé chưa quen, nhưng theo thời gian bé sẽ ghi nhớ và có những thói quen tốt.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.