Trầu không là một loại thực vật thuộc họ hồ tiêu, được trồng khá phổ biến tại các nước châu Á. Người ta thường dùng lá trầu không để nhai hoặc làm thuốc lá do có vị cay và mùi thơm nồng. Một số nơi còn dùng để nấu nước tắm. Tuy nhiên, nếu không được rửa sạch sẽ, đun sôi chưa kỹ đồng thời làn da em bé có vết trầy xước, những loại vi khuẩn còn bám dính trên loại lá này có thể tấn công gây viêm nhiễm, sưng mủ cho làn da yếu ớt của bé yêu. Vì thế, việc tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh cần phải cân nhắc thật kỹ.

Tác dụng của lá trầu không đối với sức khỏe?

Lá trầu không có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Ảnh internet

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, lá trầu không có tính sát khuẩn cao, nên khi thêm lá này vào nước tắm nó có thể giúp giảm ngứa, giảm sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng và chữa các bệnh về da rất tốt.

Từ xa xưa trong sách Đông y cũng ghi lại, nước ép từ lá trầu không còn được dùng để súc miệng, trị mụn trứng cá trên mặt, làm sạch lỗ chân lông, trị gàu, giảm đau khớp, giảm đau họng, giảm viêm nhiễm bộ phận sinh dục… Bên cạnh đó, nó còn được dùng để trị hăm, rôm sảy, chàm, bị thương…

Ngày nay, ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm còn tung ra các sản phẩm chăm sóc da từ lá trầu không như: xà bông tắm, kem trị mụn, trị ngứa…

Tắm lá trầu không cho trẻ cần phải lưu ý nhiều điều. Ảnh internet

Từ đây có thể thấy được lá trầu không có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, làn da bé còn mỏng manh, yếu ớt thì sao? Chúng có phát huy được các công dụng tốt như trên không?

Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh có tốt không?

Không thể phủ nhận rằng, có nhiều bà mẹ đã dùng lá trầu không để tắm cho trẻ sơ sinh và nhận được kết quả rất tốt, không chỉ giúp làn da của bé yêu sạch hơn, mà có thể trị được trị rôm sảy, trị mụn nhọt, giảm ngứa rất hiệu quả, có công dụng hơn hẳn rất nhiều các loại kem, thuốc mà chi phí thì rẻ hơn nhiều.

Tuy nhiên, những tác dụng phụ lá trâu không mang lại không hẳn là không có. Bởi da trẻ sơ sinh rất mỏng, nhạy cảm nên dễ bị kích ứng hơn so với người lớn. Trong khi đó, lá trầu không có tính sát khuẩn rất cao. Nếu nấu nước lá quá đặc hoặc lạm dụng tắm cho bé nhiều lần bằng lá này, có thể làm da bé bị khô, bong tróc. Chưa kể đến việc, lá trầu không cũng giống như những loại lá khác đều tiềm ẩn những vi khuẩn, bụi bẩn, xác côn trùng… có thể gây nhiễm trùng da.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tắm lá trầu không cho trẻ. Ảnh internet

Do đó, dù nhiều người cho rằng tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh có hiệu quả tốt, nhưng các mẹ vẫn không nên chủ quan hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng cho bé yêu. Bởi vì kết quả mang lại tốt hay xấu còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé và không phải da bé nào cũng hợp với nước lá trầu không.

Sau khi nhận được lời tư vấn từ bác sĩ và có thể sử dụng được lá trầu không để tắm cho trẻ thì bạn nên thử nghiệm một ít lên trên tay hoặc chân của em bé, nếu không có phản ứng lạ xảy ra thì mới nên sử dụng tắm cho trẻ. Đặc biệt là đừng quên chỉ nên tắm cho trẻ bằng lá trầu không chỉ từ 1-2 lần/tuần là đủ thôi nhé! Và không nên nấu nước quá đặc, mỗi lần chỉ cần một vài lá là đủ, như vậy sẽ bảo vệ cho làn da của em bé an toàn hơn.