Theo các tài liệu sách Đông y, cây tía tô là dạng thảo dược chứa tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin có tác dụng chữa ho, giảm đau, giải độc… Tuy nhiên, cũng như những loại lá cây khác, trong lá tía tô cũng ẩn chứa một lượng vi khuẩn, nếu như không rửa sạch sẽ và đun sôi không kĩ thì những loại vi khuẩn này có thể tấn công da của trẻ. Vì thế, dùng lá tía tô tắm cho trẻ sơ sinh, các mẹ phải hết sức lưu ý.

Các công dụng của lá tía tô

Lá tía tô có nhiều công dụng tốt cho làn da em bé. Ảnh internet

Lá tía tô được dùng để thêm vào một vài món ăn, như một loại hương liệu giúp món ăn thơm ngon. Từ dễ, hạt, quả, hoa của nó đều được tận dùng để làm gia vị. Hơn nữa, tía tô cũng được xem là một loại thảo dược thiên nhiên, có nhiều công dụng tốt như trị nhức đầu, an thai, giảm đau bụng đầy hơi, giảm nôn hoặc tiêu chảy, giải nhiệt…

Hơn nữa, loại lá này có thể dùng để nấu nước tắm, giúp ra nhiều mồ hôi, giảm sốt, trị nấm da, giảm ngứa… Tinh dầu tía tô còn giúp giải tỏa mệt mỏi, đau nhức, giải tỏa stress không kém gì các tinh dầu khác. Vì thế, các bà mẹ có thể tận dụng loại lá này để tắm cho con, chúng lành tính, an toàn cho bé.

Tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh có thực sự tốt?

Phần lớn các trẻ sơ sinh thường bị hăm, rôm sảy, phát ban, nấm ở trên da vào mùa hè nóng ẩm. Nhiều bà mẹ dùng thuốc Tây mãi không khỏi thì có thể chuyển sang dùng lá tía tô để tắm sẽ rất hiệu nghiệm.

Chọn những lá tía tô tươi, to để nấu nước tắm cho bé. Ảnh internet

Để tắm lá tía tô cho trẻ mẹ cần chuẩn bị:

 - 100g lá tía tô tím.

- 2 lít nước sạch.

Cách thực hiện:

Bước 1: Lấy lá tía tô tươi, ngâm khoảng 10 phút với muối để loại bỏ vi khuẩn và các bụi bẩn.

Bước 2: Vớt lá tía tô để ráo, sau đó cho vào máy xay cùng với 100ml nước, dùng rây lọc lấy nước trong.

Bước 3: Pha một chậu nước ấm với nước tía tô đã được lọc, nhiệt độ khoảng 38 độ C.

Bước 4: Tắm cho trẻ khoảng 3-5 pút, sau đó dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, rồi tắm lại một lần nữa với nước ấm sạch.

Bước 5: Lau khô người cho bé và nhanh chóng mặc quần áo vào để làm ấm người bé.

Để bảo vệ an toàn cho làn da của bé yêu, trước khi dùng lá tía tô tắm cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

- Chọn lá tía tố: Nên chọn lá còn tươi, không lấy lá úa hay bị quá già. Khi mua về tuyệt đối không được quên ngâm với nước muối.

- Khi nấu nước lá tía tô không nên nấu quá đặc. Bởi dùng nhiều lá hơn sẽ làm tinh bột trên lá đọng lại ở da, dễ sinh ra chứng viêm da, nhiễm khuẩn da cho trẻ.

- Lá tía tô không làm mất được chất nhờn trên da nên sau khi tắm nước lá, các mẹ vẫn nên tắm lại bằng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh để làm sạch da cho trẻ. Đồng thời, không tắm lá tía tô khi trẻ đang bị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, viêm da, trầy xước da… để tránh làm nhiễm trùng da trẻ.

Sau khi tắm nước lá tía tô, các mẹ cần phải tắm tráng lại cho trẻ để loại bỏ các bột lá. Ảnh internet

Nuôi con không hề dễ dàng, chỉ một chút lơ là nhỏ, trẻ sẽ bị tổn thương. Vì thế, dù là dùng lá tía tô hay lá gì để tắm cho con đi chăng nữa thì các mẹ cần tìm hiểu cụ thể về mặt lợi cũng như tác dụng phụ ngoài mong muốn mà nó mang lại để luôn có thể bảo vệ con yêu trong vòng an toàn.