Tâm đố kỵ khổ một đời, kẻ tiểu nhân sớm muộn cũng lụi tàn
Thông thường, khi nghe thấy có người gặp nạn, chúng ta sẽ sinh lòng thương cảm. Đó là tâm lý thường tình của con người, ai ai cũng dễ dàng làm được. Nhưng nếu thấy người khác tốt hơn mình, những suy nghĩ chân thực trong lòng sẽ ra sao? Thực ra chỉ có bản thân mình mới thấu tỏ những suy nghĩ trong lòng.
Trong Đình huấn cách ngôn, vua Khang Hy có câu nói như thế này: “Phàm là người giữ mình trên đời, duy chỉ nên giữ khoan thứ trong tâm. Thấy người có chuyện đắc ý, thì nên sinh lòng hoan hỷ. Thấy người có chuyện thất ý, thì nên sinh lòng thương cảm. Những điều này đều là những điều thực sự có lợi ích cho bản thân. Nếu đố kỵ với thành công của người, vui mừng với thất bại của người, sao có thể mưu sự với người được? Tự làm hỏng cái tâm của mình một cách oan uổng rồi”.
Cổ ngữ cũng có câu: “Thấy người ta được, giống như mình được. Thấy người ta mất, giống như mình mất. Có cái tâm như thế, Trời ắt sẽ phù hộ”.
Ý tứ là, một người tạo dựng chỗ đứng trên đời, cần có lòng khoan dung. Thấy người ta có chuyện đắc ý, thì nên vui mừng cho người ta. Thấy người ta có chuyện thất ý, thì nên bày tỏ thương xót, cảm thông với người ta. Thực ra tâm thái này cũng rất có ích cho bản thân. Nếu một người chỉ biết đố kỵ với thành công của người khác, hả hê trước thất bại của người khác, vui mừng trên nỗi đau của người khác, thì sao có thể cùng làm việc với nhau cho được? Chỉ làm hỏng cái tâm bản thân mình mà thôi.
Trong cuốn “Đình huấn cách ngôn”, Hoàng đế Khang Hy triều nhà Thanh viết: “Trong đối nhân xử thế, người ta cần phải thấy người khác đắc được gì thì nên sinh tâm vui mừng, khi thấy người khác bị mất mát gì thì nên sinh tâm thương cảm. Đây đều là điều tốt nên làm. Ghen ghét đố kỵ trước những thứ người khác đạt được, vui mừng trước thất bại của người khác, đều là những tâm xấu, tâm ác.”
Những lời nói của cổ nhân đều là để khuyên bảo con người sống, đối nhân xử thế phải có tấm lòng khoan dung. Khi thấy người khác có chuyện đắc ý thì nên vui mừng cho họ, thấy người khác có chuyện thất ý thì phải có lòng thương cảm, đồng cảm. Một người có thể làm được điều này thì cũng rất có lợi cho chính bản thân mình.
Nếu một người chỉ biết ghen ghét đố kỵ với thành công của người khác, khi người khác gặp họa thì mừng thầm trong lòng, vậy thì làm sao có thể sống hòa thuận cùng người khác, huống chi đến sự hợp tác, cộng sự?
Tâm đố kỵ thực sự là hại người hại mình. Mỗi người đều có ưu điểm và mặt vượt trội hơn người khác. Cho nên, người có tâm tật đố khi sống cùng người khác sẽ thấy người khác hơn mình thì canh cánh trong tâm, tâm lý mất đi sự cân bằng. Thậm chí, có người bởi vì có tâm tật đố mà sinh ra ác niệm, ác sự và mưu hại người khác. Bởi vì tật đố đến mức không chịu được mà gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, hại người hại mình, đồng thời định sẵn kết cục thảm hại cho bản thân mình.
Cổ nhân thường nói: “Mệnh lý hữu thì chung tu hữu, mệnh lí vô thì mạc cường cầu”, tức là trong mệnh có thì cuối cùng sẽ có, trong mệnh không có thì chớ cưỡng cầu. Khi thấy người khác được một điều gì đó mà bản thân không có, đừng bởi vậy mà bất bình tức giận. Một người cần cố gắng tu dưỡng tâm tính, hành thiện tích đức tất sẽ có thiện báo. Vì được mất của bản thân mà sinh tâm bất bình, hành việc ác thì thật có đáng không?
Thấy gì từ ồn ào nhận con, không nhận vợ của tài tử Jung Woo Sung
Việc diễn viên Jung Woo Sung thừa nhận anh có con với người mẫu Moon Gabi đã làm dấy lên...
Toàn cảnh vụ Đàm Vĩnh Hưng gặp nạn ở Mỹ
Đàm Vĩnh Hưng tham gia tiệc mừng Tết Nguyên đán ở nhà ca sĩ Bích Tuyền, sau đó bị ngã,...
Vân Trang khoe con trai mới sinh là 'bản sao' của ba doanh nhân, biểu cảm của nhóc tỳ gây...
Vân Trang kết hôn với doanh nhân Việt kiều Hữu Quân năm 2016, sinh được ba con gái là Queenie,...
Dương Tử chính thức tham gia bộ phim cổ trang mới 'Gia nghiệp', nhan sắc ra sao mà gây chú...
Sau khi hoàn tất quá trình quay phim Quốc Sắc Phương Hoa, mới đây, Dương Tử tiếp tục gia nhập...