Tại sao em bé sơ sinh khi vừa chào đời phải khóc? Bạn đã biết lý do chưa?
"Khóc" là trạng thái biểu cảm của con người, là một điều rất bình thường và bạn có thể vô tình bắt gặp ở bất cứ đâu hay của chính bản thân mình. Nhưng trẻ mới sinh không hiểu gì về cảm xúc thì tại sao chúng lại khóc?
Trên thực tế tiếng khóc của hài nhi biểu thị sự kiến lập vận động hô hấp của nó. Hài nhi sau khi sinh ra nếu không khóc tức là không thở, là ngạt thở. Thai nhi bình thường (khi chưa sinh ra) nằm trong bụng mẹ không tự hô hấp. Ôxy và các chất bổ cần thiết đều từ máu của mẹ chuyển đến thông qua dây rốn và rau. Nhưng sau khi ra đời, tình hình đã khác. Hài nhi rời khỏi bụng mẹ sống độc lập phải dựa vào sự hô hấp của mình để hấp thụ ôxy và thải ra khí CO2, phải tuần hoàn máu toàn thân, phải tự mình ăn uống để hấp thu dinh dưỡng.
Không khí đi vào phổi là nhờ phổi co và giãn. Sự co giãn của phổi là nhờ lồng ngực mở rộng và co lại. Khi lồng ngực mở ra thì phổi cũng giãn ra. Do đó, áp lực trong phổi thấp hơn áp lực không khí, không khí bên ngoài nhân đó đi vào phổi. Ngược lại, khi lồng ngực thu nhỏ thì phổi cũng thu nhỏ, áp lực trong phổi cao hơn áp lực không khí, khí trong phổi bị dồn ra. Khi thai nhi đang ở trong bụng mẹ, trong phổi không có không khí. Hai lá phổi lúc đó còn là một tổ chức đặc, nhưng đã đầy trong ngực; vì khi đó lồng ngực đang ở trạng thái co lại nên rất nhỏ. Sau khi ra đời, vì tư thế thay đổi, tay chân được duỗi ra làm cho lồng ngực bỗng nhiên giãn ra, nở to, phổi cũng nở to, lúc đó hài nhi sẽ hít vào hơi đầu tiên. Sau khi hít vào, không khí từ khí quản đi vào tế bào, các cơ hít lập tức giãn ra, còn các cơ thở thì co lại, lồng ngực tự mở ra lại thu nhỏ về trạng thái cũ, khiến cho không khí trong phổi bị ép ra. Do không khí bên ngoài có áp lực nhất định nên khi chất khí từ trong phế bào đi ra ngoài qua khí quản, các cơ của đầu yết hầu sẽ co lại, hai dây thanh đới nằm trong yết hầu bị chất khí làm rung động, bật ra tiếng kêu như tiếng khóc.
Hài nhi lúc vừa ra đời phần nhiều ở trạng thái thiếu ôxy, khíCO2 trong máu khá nhiều. Điều này kích thích và làm hưng phấn trung khu thần kinh hô hấp, khiến trẻ hít vào từng ngụm không khí. Vì vậy, trẻ em sau khi sinh đều khóc một trận, chờ đến lúc hoạt động hô hấp có nhịp bình thường thì sẽ hết khóc.
Bé khóc khi chào đời có tác dụng gì?
1. Ngăn ngừa tình trạng thiếu oxi
Trong bụng mẹ, em bé không cần thở. Vì vậy, khi mới chào đời và tiếp xúc với không khí, khoang ngực của em bé chưa kịp mở hết, chỉ cần khóc to thì một lượng không khí mới có thể tràn vào khoang ngực.
2. Ngăn chặn dị vật chặn đường hô hấp
Nhiều khả năng em bé chào đời không khóc là do dị vật tồn tại trong miệng hoặc đường hô hấp. Vì vậy, một số bác sĩ sẽ phòng ngừa trường hợp này bằng cách bế ngược và vỗ nhẹ vào lưng bé để đảm bảo không có dị vật nào chặn đường thở của trẻ.
3. Ngăn ngừa chứng liệt dây thần kinh trung ương
Vì đầu của trẻ sơ sinh tương đối mỏng manh, nên có thể xảy ra nhiều trường hợp liệt dây thần kinh trung ương do: xuất huyết trong sọ do chèn ép trong khi sinh, thiếu oxi kéo dài,... Một khi những trường hợp trên xảy ra, trẻ sẽ không khóc ra âm thanh.
Chính vì thế, không khóc khi mới chào đời là dấu hiệu đặc trưng báo hiệu cơ thể trẻ có vấn đề.
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Một trong những cách hiệu quả để phát triển kỹ năng sống và tạo dựng nhân cách cho trẻ chính là khuyến khích các bé làm những việc nhỏ, ví dụ như một số việc nhà đơn giản.
'Ngược dòng' dư luận dạy 3 con gái thành thiên tài cờ vua
Với mong muốn chứng minh rằng 'Thiên tài không được sinh ra, mà được giáo dục và đào tạo nên', ông bố Hungary đã không ngần ngại phát triển một kế hoạch để dạy dỗ con cái của mình trở thành thần đồng.
'Thủ phạm' phổ biến gây ung thư cổ tử cung
Các yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, đối tác nhiễm HPV, điều kiện kinh tế kém... cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Một sai lầm khi hạ sốt khiến bé trai nhập viện đã viêm màng não
Bệnh nhi 9 tuổi được chẩn đoán viêm màng não sau 2 ngày sốt cao, sưng góc hàm nhưng chỉ được điều trị tại nhà bằng cao dán.